Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu diễn biến lòng sông Vu Gia (xói lở, bồi tụ) khi các công trình thủy điện ở thượng du đi vào hoạt động và đề xuất giải pháp khắc phục
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Địa lý
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài hợp tác với các ngành và địa phương
Họ và tên ThS. Hoàng Thanh Sơn
Thời gian thực hiện 01/01/2011 - 01/01/2013
Tổng kinh phí 700.000.000 đồng (Bảy trăm triệu đồng)
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

+) Đánh giá hiện trạng và nguyên nhân gây xói lở, bồi tụ lòng sông Vu Gia từ Ái Nghĩa về đến sông Hàn
+) Dự báo diễn biến lòng dẫn khi hệ thống công trình thủy điện ở thượng lưu đi vào hoạt động.
+) Đề xuất giải pháp khắc phục xói lở, bồi tụ lòng dẫn, làm cơ sở khoa học cho việc quản lý bền vững tài nguyên nước của thành phố Đà Nẵng.

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:
- Hoàn thiện phương pháp tổng hợp nghiên cứu diễn biến lòng sông dựa trên sự kết hợp các phương pháp khảo sát điều tra thực địa, viễn thám và hệ thông tin địa lý với mô hình thủy văn – thủy lực lưu vực sông Thu Bồn – Vu Gia.
- Xác định nguyên nhân gây xói lở, bồi tụ; đánh giá ảnh hưởng do hoạt động của hồ chứa thủy điện đến diễn biến dòng sông từ Ái Nghĩa về đến sông Hàn.
- Dự báo các điểm xói lở, bồi tụ đến năm 2020 nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp giảm thiểu.
Về ứng dụng:
(i) Thiết lập mô hình Mike21FM-ST nhằm dự báo biến đổi lòng dẫn theo các kịch bản vận hành hồ chứa
(ii) Ứng dụng công nghệ viễn thám đánh giá diễn biến đường bờ trong nhiều năm
(iii) Xây dựng được bản đồ nguy cơ xói lở bồi tụ lòng sông đến năm 2020 khi các công trình đi vào vận hành ;
(iv) Đề xuất các giải pháp (tổng thể, cụ thể) nhằm chủ động phòng chống tình trạng xói lở, bồi tụ lòng dẫn khu vực hạ du thuộc thành phố Đà Nẵng
Các kết quả của đề tài sẽ cung cấp các giải pháp cụ thể nhằm phòng tránh xói lở, bồi tụ của lòng dẫn và cũng là một trong những biện pháp phòng chống lũ, ngập lụt hữu hiệu, góp phần giúp nhân dân trong vùng từng bước ổn định sản xuất, ổn định cuộc sống, thoát khỏi đói nghèo và đảm bảo bền vững của môi trường.

Những đóng góp mới

Kết hợp các phương pháp nghiên cứu (khảo sát đo đạc thực địa, mô hình thủy văn thủy lực, ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý) đưa ra được diễn biến lòng dẫn có tính chất định lượng, đặc biệt đánh giá được tác động của các công trình thủy điện đến chế độ thủy văn, thủy lực ảnh hưởng đến diễn biến dòng sông.

Sản phẩm đề tài

- Các bài báo đã công bố: (i) Hiệu quả ứng dụng kết cấu đảo chiều hoàn lưu chống sạt lở bờ sông Vu Gia khu vực xã Đại Cường, tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Các khoa học về trái đất” số 1/2012 (ii) Đánh giá nguyên nhân xói lở, bồi tụ sông Thu Bồn (thuộc tỉnh Quảng Nam), Tuyển tập Hội nghị Địa lý toàn quốc lần VI, TP. Huế, 2012 (iii) Nghiên cứu biến động của thiên tai (lũ lụt và hạn hán) ở tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Tạp chí Các khoa học về trái đất, 35 (1), 2013 (iv) Chapter 5: Climate change impact on natural hazards in Quang Nam Province, Mid-Central Vietnam thuộc sách “On the Frontiers of Climate and Environmental Change: Vulnerabilities and Adaptation in Central Vietnam, Springer Verlag, Berlin, CHLB Đức, 2013 - Các sản phẩm cụ thể: (i) Bộ thông số mô hình thủy văn thủy lực trong tính toán cát bùn trên sông (ii) Sơ đồ diễn biến lòng dẫn hạ du sông Thu Bồn – Vu Gia (thuộc tỉnh Quảng Nam) trong thời kỳ từ 1975 đến 2012 giải đoán từ ảnh viễn thám. (iii) Bộ bản đồ dự báo các điểm xói lở bồi tụ đến năm 2020. (iv) Hỗ trợ đào tạo 1 Thạc sĩ thực hiện đề tài luận văn chuyên ngành địa lý: “Đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn”

Một số hình ảnh đề tài

81hoangthanhson

81hoangthanhson1

Địa chỉ ứng dụng

Sở Khoa học công nghệ thành phố Đà Nẵng