Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình tạo sinh khối thông qua hệ thống nuôi cấy rễ tơ (hairy roots) của một số loài cây dược liệu quý làm nguyên liệu sản xuất chế phẩm phục vụ sức khỏe cộng đồng
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Công nghệ Sinh học
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Công nghệ sinh học (VAST02)
Họ và tên TS. Phạm Bích Ngọc
Thời gian thực hiện 01/01/2012 - 01/01/2013
Tổng kinh phí 300 triệu đồng
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

Tạo được các dòng rễ tơ (hairy roots) của hai loài cây dược liệu quý là cây bá bệnh (Eurycoma longifolia) và cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis)

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:
1. Đã thu thập và định danh chính xác bằng chỉ thị phân tử các mẫu cây bá bệnh thu tại Quảng Ninh và mẫu sâm Ngọc Linh thu tại Kontum
2. Xây dựng thành công quy trình chuyển gen tạo rễ tơ thông qua Agrobacterium rhizogenes từ cây mầm bá bệnh và đã chứng minh sự xuất hiện của các đoạn gen rol ở 15 dòng rễ tơ bằng kỹ thuật PCR. Bằng nuôi cấy sinh khối rễ đã tạo được 200 gam sinh khối rễ tơ bá bệnh.
3. Bằng phương pháp phân tích khối phổ LC/MS bước đầu tìm đươc 13/21 (61%) hợp chất thứ cấp giống nhau tạo ra ở cả hai loại rễ chuyển gen và tự nhiên.
4. Đã xây dựng quy trình chuyển gen tạo rễ tơ thông qua Agrobacterium rhizogenes từ cây sâm Ngọc Linh in vitro và đã chứng minh sự xuất hiện của các đoạn gen rol ở 32 dòng rễ tơ bằng kỹ thuật PCR. Bằng nuôi cấy sinh khối rễ tơ tiên phát đã tạo được khoảng 200 gam sinh khối Ngọc Linh.
5. Kết quả định tính saponin bằng sắc kí lớp mỏng và xác định hàm lượng saponin toàn phần trong rễ sâm Ngọc Linh đã xác định Rf của các vết chất MR2, Rg1, Rb1, G-Rd. Kết quả định lượng hợp chất saponin toàn phần trong mẫu rễ sâm Ngọc Linh nuôi cấy khảo sát theo chuẩn MR2 bằng phương pháp đo quang cho thấy hàm lượng saponin tích lũy cao lên đến 4,58 %.
Về ứng dụng:
Những kết quả khoa học trên có triển vọng ứng dụng thực tiễn cao. Các các dòng rễ tóc chuyển gen sinh trưởng nhanh đã tạo được trên hai đối tượng trên có thể tiếp tục nghiên cứu nuôi cấy bổ sung các elicitor nâng cao hàm lượng hoạt chất trong rễ, đồng thời thiết lập quy trình nuôi cấy sinh khối ở quy mô lớn (bioreactor) làm nguyên liệu sản xuất cho các Xí nghiệp dược phẩm nghiên cứu ứng dụng sản xuất các chế phẩm phục vụ sức khỏe cộng đồng.

Những đóng góp mới

- Việc ứng dụng công nghệ nuôi rễ tơ sẽ góp phần tạo nguồn dược liệu quý phục vụ sức khỏe cộng đồng và đóng góp cho công tác bảo tồn các cây dược liệu quý của Việt Nam.
- Kết quả của đề tài tạo ra nguồn dược liệu quý, giảm khai thác trong tự nhiên và góp phần bảo tồn nguồn gen quý hiếm. Cung cấp nguồn nguyên liệu sạch cho ngành dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm.
- Qua việc thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu có thể nâng cao kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật và kỹ thuật chuyển gen tạo rễ tóc thông qua vi khuẩn A. rhizogenes. Nội dung của đề tài góp phần đào tạo 4 cử nhân và 1 thạc sỹ và 1 học viên cao học.

Sản phẩm đề tài

 - Các bài báo đã công bố (liệt kê)

1. Nghiên cứu khả năng tạo rễ tơ của cây bá bệnh ( Eurycoma longifolia Jack) thông qua vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes (2012). Tạp chí Khoa học và Công nghệ 50(3B) 2012: 166-173.
2. Nghiên cứu khả năng tạo rễ tơ của cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) thông qua vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes. rhizogenes (2013). Tạp chí Sinh học (bản thảo gửi đăng Tạp chí Sinh học).
3. Nghiên cứu xây dựng mã vạch DNA cho việc phân loại nhận dạng cây sâm Ngọc Linh. Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc (2013). Tập 2: 1100-1104.
- Hai quy trình chuyển gen tạo rễ tơ bá bệnh và sâm Ngọc Linh thông qua vi khuẩn A. rhizogenes
- Đào tạo 4 cử nhân, 1 thạc sỹ và 1 học viên cao học (dự kiến bảo vệ năm 2014)
i) CN. Tạ Thị Đông: “Nghiên cứu tạo rễ tơ cây bá bệnh (Eurycoma longifólia Jack) thông qua vi khuẩn A. rhizogenes”
ii) CN. Vũ Thị Hạt: Nghiên cứu một số ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển gen tạo rễ tơ ở Sâm Ngọc Linh (Panax Vietnamensis) thông qua vi khuẩn A.rhizogenes
iii) CN. Nguyễn Khắc Hưng: “Nghiên cứu tạo rễ tơ cây Sâm Dây (Codonopsis sp) thông qua vi khuẩn A. rhizogenes”
iv) CN. Tào Thị Thuỳ Trang: “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân nhanh cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv)”
v) ThS. Hoàng Hà: “Nghiên cứu xây dựng quy trình tạo sinh khối thông qua hệ thống nuôi cấy rễ tơ của cây Bá Bệnh (Eurycoma longifolia)”
vi) HV. Đinh Thị Lan: Nghiên cứu khảo sát điều kiện chuyển gen tạo rễ tơ thông qua vi khuẩn A.rhizogenes ở sâm Ngọc Linh (Panax Vietnamensis Ha et Grushv)

Một số hình ảnh của đề tài:

06.phambichngoc2

Cây Bá bệnh

06.phambichngoc3

Cây sâm Ngọc Linh

06.phambichngoc

Kết quả nuôi cấy tạo nguồn nguyên liệu in vitro cây sâm Ngọc Linh phục vụ chuyển gen tạo rễ tơ

06.phambichngoc1

Kết quả chuyển gen tạo rễ tơ ở bá bệnh nhờ vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes