Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu xác định tần suất đột biến trên tổ hợp gen BCR/ABL1 gây kháng thuốc imatinib ở bệnh nhân lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt bằng phương pháp giải trình tự gen phiên mã.
Mã số đề tài VAST02.05/15-16
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Công nghệ Sinh học
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Công nghệ sinh học (VAST02)
Họ và tên TS. Nguyễn Cường
Thời gian thực hiện 01/01/2015 - 01/01/2016
Tổng kinh phí 600 000 000 VNĐ
Xếp loại Đạt
Mục tiêu đề tài

-    Phân tích, thống kê các đột biếnkháng thuốc trên tổ hợp gen BCR/ABL1 ở 180-200 bệnh nhân Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt.
-    Xác định tần suất các đột biến kháng thuốc ở các bệnh nhân Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, không lui bệnh về mặt di truyền.

Kết quả chính của đề tài

-    Về khoa học
+    Thu thập mẫu tuỷ xương của các bệnh nhân đến khám và điều trị CML bằng thuốc nhắm đích Imatinib tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương từ 04/2014 đến 06/2015. Tất cả các mẫu ngoài việc đạt tiêu chuẩn về huyết học tế bào thì đều được xác định có NST Ph. Tổng số mẫu thu thập được là 181 mẫu, theo 3 nhóm (CML mới chưa điều trị Imatinib; CML đã điều trị và không có biểu hiện lui bệnh; CML đã điều trị và có biểu hiện lui bệnh). Số lượng tế bào tách ARN là 5 x106 tế bào/ml.
+    Xây dựng thành công quy trình phát hiện, phân tích và thống kê các đột biến kháng thuốc trên tổ hợp gen BCR/ABL1.
+    Bảng thống kê bao gồm 42 biến dị di truyền (variant) được xác định nằm trên gen ABL1 trên tổng số 181 bệnh nhân CML ở cả 3 nhóm.
+    Đã xác định được 16/61 variant được chính minh liên quan đến kháng thuốc Imatinib đã được công bố: M244V; L248V; G250E; Q252H; Y253H; Y253F; E255K; D276G; F311L; T315I; M351T; F359V; M388L; E450G; E453K; E459K.
+    Đã kiểm chứng kết quả phân tích NGS bằng phương pháp Sanger với các đột biến từ 10 bệnh nhân trong số bệnh nhân mang tế bào đột biến. Những đột biến có tỷ lệ tế bào mang đột biến đó lớn hơn 20% thì có thể phát hiện được cả bằng hai phương pháp Sanger và NGS, tuy nhiên những đột biến có tỷ lệ tế bào máu mang đột biến nhỏ hơn thì không thể phát hiện được dựa trên phương pháp Sanger truyền thống.
-    Về ứng dụng
+    Quy trình phát hiện, phân tích và thống kê các đột biến kháng thuốc trên tổ hợp gen BCR/ABL1.
+    Đề xuất hướng chẩn đoán và điều trị bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt có kháng thuốc trên cơ sở kết quả của đề tài.

Hình ảnh đề tài:

Hình ảnh điện di sản phẩm sau PCR tách dòng vùng tyrosine kinase của gen tổ hợp BCRABL1. K1 K20 là mã số các mẫu M là thang chuẩn

Hình ảnh điện di sản phẩm sau PCR tách dòng vùng tyrosine kinase của gen tổ hợp BCRABL1. K1 – K20 là mã số các mẫu, M là thang chuẩn

ntcuong1

Tần suất đột biến của 16 biến dị gây kháng thuốc Imatinib trên tổng số 181 bệnh nhân

Những đóng góp mới

-    Quy trình phát hiện đột biến kháng thuốc với công nghệ NGS giúp khắc phục được nhược điểm của kỹ thuật giải trình tự Sanger đối với các đột biến kháng thuốc có tỉ lệ thấp.
-    Tỉ lệ bệnh nhân mang đột biến kháng thuốc chiếm khá cao nên việc xét nghiệm chẩn đoán là cần thiết cho việc chỉ định phác đồ điều trị.

Địa chỉ ứng dụng

Phòng Sinh học phân tử, Viện Huyết học và truyền máu trung ương.