Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu phân lập các hợp chất thứ cấp có hoạt tính kháng viêm và kháng tiểu đường in vitro của một số chủng vi nấm từ một số loài hải miên ở vùng biển Quảng Nam.
Mã số đề tài VAST04.05/19-20
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hóa sinh biển
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Đa dạng sinh học và các hợp chất có hoạt tính sinh học (VAST04)
Họ và tên TS. Trần Hồng Quang
Thời gian thực hiện 01/01/2019 - 31/12/2020
Tổng kinh phí 600 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

- Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất thứ cấp từ các chủng vi nấm nội cộng sinh ở hải miên thu thập ở vùng biển Quảng Nam.
- Đánh giá hoạt tính kháng viêm và kháng tiểu đường in vitro của các hợp chất.

 

Kết quả chính của đề tài

- Đã phân lập được 20 chủng vi nấm từ hải miên Quảng Nam.
- Đã xây dựng được quy trình phân lập vi nấm từ hải miên ở vùng biển Quảng Nam.
- Đã sàng lọc hoạt tính kháng viêm và kháng enzyme PTP1B của các cao chiết EtOAc của 20 chủng vi nấm phân lập được.
- Đã định danh khoa học 3 chủng vi nấm: Ascomycota sp. VK12, Aspergillus sp. IMBC-FP2.05, và Xenomyrothecium sp. IMBC-FP2.11.
- Đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 18 hợp chất từ 3 chủng vi nấm, trong đó có 01 hợp chất mới là (3R)-(3,5-dihydroxyphenyl)butan-2-one.
- Đã đánh giá hoạt tính kháng viêm in vitro của các hợp chất. Kết quả cho thấy các hợp chất FP2.01.1, FP2.01.2, FP2.01.4-FP2.01.6, FP2.05.1- FP2.05.5, FP2.11.1–FP2.11.7 thể hiện hoạt tính ức chế sự sản sinh quá mức của nitric oxide, với giá trị IC50 trong khoảng từ 14.2-76.5 M, trong đó đáng kể nhất là các hợp chất FP2.01.2, FP2.05.2, FP2.05.3. Hợp chất FP2.01.2 cũng thể hiện tác dụng ức chế sự sản sinh quá mức PGE2 và giảm sự biểu hiện của protein iNOS và COX-2.
- Đã đánh giá hoạt tính ức chế hoạt động của enzyme PTP1B của các hợp chất. Kết quả cho thấy, 3 hợp chất FP2.11.5, FP2.11.6, và FP2.11.7 thể hiện hoạt tính ức chế ở mức có ý nghĩa.
- Đã đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất FP2.01.1 - FP2.01.6. Kết quả cho thấy, hợp chất FP2.01.1 và FP2.01.2 gây độc tế bào ở mức trung bình đối với tất cả ba dòng tế bào ung thư thử nghiệm, bao gồm HepG2, MCF-7, và SK-Mel2.
- Đề tài đã công bố được 1 bài báo trên tạp chí Natural Product Research (thuộc SCIE), 2 bài báo trên tạp chí Vietnam Journal of Chemistry (thuộc VAST02).

Những đóng góp mới

- Đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 18 hợp chất từ 3 chủng vi nấm biển, trong đó có 01 hợp chất mới và một số hợp chất lần đầu phân lập từ giống vi nấm Ascomycota và Xenomyrothecium.
- Lần đầu tiên đánh giá hoạt tính kháng viêm và ức chế enzyme PTP1B của một số hợp chất từ 3 chủng vi nấm biển.

 

Sản phẩm đề tài

- Các bài báo đã công bố (liệt kê)
+ Tran Hong Quang, Nguyen Viet Phong, Tran Thi Hong Hanh, Nguyen Xuan Cuong, Nguyen Thi Thanh Ngan, Hyuncheol Oh, Nguyen Hoai Nam & Chau Van Minh. Cytotoxic and immunomodulatory phenol derivatives from a marine sponge-derived fungus Ascomycota sp. VK12. Natural Product Research, in press, 2020. Doi: https://doi.org/10.1080/14786419.2020.1786829.
+ Tran Hong Quang, Le Thi Vien, Le Ngoc Anh, Nguyen Thi Thanh Ngan, Tran Thi Hong Hanh, Nguyen Xuan Cuong, Nguyen Hoai Nam, Chau Van Minh. Anti-inflammatory metabolites from a marine sponge-associated fungus Aspergillus sp. IMBC-FP2.05. Vietnam Journal of Chemistry, accepted (July 2020).
+ Tran Hong Quang, Pham Thi Mai Huong, Nguyen Thi Thanh Ngan, Tran Thi Hong Hanh, Nguyen Xuan Cuong, Nguyen Hoai Nam, Chau Van Minh. Secondary metabolites from a marine sponge-associated fungus Xenomyrothecium sp. IMBC-FP2.11. Vietnam Journal of Chemistry, 2020, 58(6), 752-758.
- Các sản phẩm cụ thể:
+ Quy trình phân lập vi nấm từ hải miên ở vùng biển Quảng Nam.
+ Kết quả phân lập 20 chủng vi nấm từ hải miên biển Quảng Nam.
+ Kết quả định danh khoa học của 3 chủng vi nấm.
+ Kết quả phân lập và xác định cấu trúc 18 hợp chất sạch kèm theo bộ dữ liệu phổ.
+ Kết quả đánh giá hoạt tính kháng viêm và kháng tiểu đường in vitro của các hợp chất.
+ Bài báo khoa học: 01 bài báo SCIE, 02 bài báo VAST02.

Kiến nghị

- Cần tiếp tục triển khai hướng nghiên cứu tại các khu vực biển khác để đánh giá rộng hơn về đa dạng chủng loài và tiềm năng các hợp chất có hoạt tính sinh học của vi nấm biển của Việt Nam.
- Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về cơ chế hoạt động ở cấp độ phân tử các hợp chất có hoạt tính sinh học cao đã được phát hiện.
Chủ nhiệm đề tài cam kết chịu trách nhiệm về sự chính xác của các thông tin nêu trên.

Ảnh nổi bật đề tài
1619081105945-thquang.jpg