Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu công nghệ chế tạo vải và trang phục chống cháy trên cơ sở các loại sợi gốc cellulose tự nhiên
Mã số đề tài TĐPCCC.02/21-23
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài, dự án trọng điểm cấp Viện HLKHCNVN
Họ và tên PGS. TS. Nguyễn Ngọc Tùng
Thời gian thực hiện 01/01/2021 - 31/12/2023
Tổng kinh phí 7.500 triệu đồng
Xếp loại Đạt loại A
Mục tiêu đề tài

Mục tiêu Hợp phần Đề án: (1) Xác định phương pháp xử lý, biến tính sợi cellulose nguồn gốc tự nhiên nhằm tăng cường khả năng chống cháy của sợi vải; (2) Xác định phương pháp ứng dụng các loại sợi chế tạo được để gia công thành vật liệu vải chống cháy; và (3) Ứng dụng sản phẩm vật liệu vải chống cháy trong gia công chế tạo các loại sản phẩm thực tiễn như vải nội thất chống cháy và trang phục chống cháy.

Kết quả chính của đề tài

-    Về khoa học:
+ Thành công trong việc xác định phương pháp xử lý sợi cellulose nguồn gốc tự nhiên nhằm tăng cường khả năng chống cháy của sợi vải bằng một số loại phụ gia, bao gồm: phụ gia thương mại Pyrovatex CP, dịch chiết từ một số loại phụ phẩm nông nghiệp (vỏ quả mít, vỏ quả thanh long, vỏ quả dưa hấu), và một số loại hạt vô cơ kích thước nano (hạt nanoclay, hạt silica, hạt kẽm oxit);
+    Thành công trong việc xác định một số tính chất quan trong của các loại sợi vải xử lý bằng phụ gia chống cháy;
+    Thành công trong việc xác định phương pháp ứng dụng các loại sợi chế tạo được để gia công thành vật liệu vải chống cháy, cũng như phương pháp ứng dụng sản phẩm vật liệu vải chống cháy trong gia công chế tạo các loại sản phẩm thực tiễn như trang phục chống cháy;
+    Thành công trong việc xác định được một số sản phẩm độc hại dạng khí hình thành từ quá trình đốt cháy của vải cotton, cũng như vải cotton xử lý bằng các loại phụ gia chống cháy được khảo sát..
-    Về ứng dụng:
+ Thành công trong việc xây dựng 03 quy trình chế tạo sợi và vải sợi gốc cellulose chống cháy, cùng 01 tiêu chuẩn cơ sở đối với sợi và vải sợi gốc cellulose chống cháy, tạo cơ sở vững chắc cho việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu của Hợp phần Đề án vào thực tiễn sản xuất.
+    Đã được cấp 01 Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích Số 3745 theo Quyết định số 107411/QĐ-SHTT ngày 12/09/2024 của Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ, thể hiện kết quả nghiên cứu của Hợp phần có tính ứng dụng thực tiễn, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội.
10.    Những đóng góp mới của Hợp phần Đề án:
+ Xác định được một số nguồn thực vật tiềm năng, có thể được sử dụng với vai trò phụ gia nhằm tăng cường tính chất chống cháy cho sợi gốc cellulose.
+ Xác định được ảnh hưởng của việc sử dụng một số loại phụ gia kích thước nano, một số loại phụ gia hoá học tổng hợp, và một số loại phụ gia từ dịch chiết của thực vật lên các tính chất của sợi gốc cellulose, đặc biệt bao gồm thành phầm các sản phẩm dạng khí hình thành trong quá trình cháy và phân huỷ nhiệt của sợi gốc cellulose.
+ Xây dựng được quy trình ứng dụng dịch chiết từ thực vật nhằm nhằm tăng cường tính chất chống cháy cho sợi gốc cellulose, cho sản phẩm sợi gốc cellulose chống cháy đáp ứng một số tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12366-1:2022 và Tiêu chuẩn quốc tế ISO 11999-1:2015 về quần áo bảo hộ cá nhân dùng cho người chữa cháy tại các công trình.
+ Đã được Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức cấp Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích Số 3745 được cấp theo Quyết định số 107411/QĐ-SHTT ngày 12/09/2024.

 

Những đóng góp mới

*** Sản phẩm cụ thể giao nộp:
-    Các bài báo đã công bố:
+ Nguyen Ngoc Tung, Trinh Tuan Hung, Hoang Minh Tao, Bui Quang Minh, Nguyen Thanh Thao, Nguyen Quang Trung (2024) Extract from the peels of jackfruit (Artocarpus heterophyllus): Flame retardancy and toxic gaseous emission suppression effects on cotton textiles. Fire and Materials, 1–14.
doi: 10.1002/fam.3243
+ Nguyen Ngoc Tung, Trinh Tuan Hung, Bui Quang Minh, Nguyen Quang Trung (2022) Preparation of silica microspheres encapsulating novel organic carbonates eutectic mixture: A promising shape‑stabilized phase change material for room thermo‑regulation in tropical climate. Colloid and Polymer Science, 300, 1005–1015.
doi: 10.1007/s00396-022-05009-6
+ Nguyễn Ngọc Tùng, Trịnh Tuấn Hưng, Trần Thị Thương, Hoàng Minh Tạo, Nguyễn Thị Hoài Thu, Bùi Quang Minh, Nguyễn Quang Trung (2023), Phân tích thành phần khí độc hại hình thành từ quá trình cháy của vải cotton chống cháy. Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, 29(2), 1–7.
+ Nguyễn Ngọc Tùng, Trịnh Tuấn Hưng, Hoàng Minh Tạo, Nguyễn Thị Hoài Thu, Bùi Quang Minh, Nguyễn Quang Trung (2023), Đánh giá tính chất chống cháy của vải sợi cotton xử lý bằng dung dịch chiết từ vỏ dưa hấu. Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, 29(4), 33–39.
-    Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích:
+ 01 Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích Số 3745 được cấp theo Quyết định số 107411/QĐ-SHTT ngày 12/09/2024 của Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ.
Các sản phẩm cụ thể (hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam):
+ 02 kg sản phẩm sợi vải xử lý bằng phụ gia hóa học.
+ 02 kg sản phẩm sợi vải xử lý bằng phụ gia kích thước nano.
+ 5 m2 sản phẩm vải chống cháy gia công từ sợi xử lý bằng phụ gia hóa học.
+ 5 m2 sản phẩm vải chống cháy gia công từ sợi xử lý bằng phụ gia kích thước nano.
+ 10 bộ sản phẩm quần áo chống cháy trên nền sợi cellulose chống cháy.
+ 01 quy trình sản xuất sợi vải xử lý bằng phụ gia hóa học.
+ 01 quy trình sản xuất sợi vải xử lý bằng kích thước nano.
+ 01 quy trình sản xuất vải chống cháy trên cơ sở các loại sợi gốc cellulose chống cháy.
+ 01 bộ Tiêu chuẩn cơ sở đối với vải sợi gốc cellulose chống cháy.
-    Các sản phẩm khác:
+ 01 học viên cao học được hỗ trợ đào tạo, đã có quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp Bằng Thạc sỹ ngày 08/08/2023.
+ 01 sách giáo trình “Chất dẻo và hỏa hoạn: Hệ thống quy chuẩn và tiêu chuẩn liên quan đến phòng cháy và các phương pháp xử lý sau đám cháy”.

 

Ảnh nổi bật đề tài
1736222334375-nntung.jpg