Kết quả chính của đề tài | 1. Về khoa học: 1.1. Hợp phần 1: Nghiên cứu khai thác dược liệu hải miên ở Khu vực Nam Trung Bộ (vùng biển Khánh Hòa-Bình Thuận) theo định hướng hoạt tính diệt tế bào ung thư nhằm tạo ra sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư; Mã số đề tài: TĐDLB0.01/20-22 + Đã thu thập, làm tiêu bản và định tên khoa học của 10 mẫu hải miên nghiên cứu là Aaptos aaptos (Schmidt, 1864), Amorphinopsis fenestrata (Ridley, 1884), Clathria (Thalysias) reinwardti (Vosmaer, 1880), Halichondria panicea (Pallas, 1766), Haliclona (Gellius) cymaeformis (Esper, 1806), Haliclona (Halichoclona) vansoesti (de Weerdt, de Kluijver & Gomez, 1999), Hippospongia fistulosa (Lendenfeld, 1889), Ianthella basta (Pallas, 1766), Rhabdastrella globostellata (Carter, 1883), và Xestospongea testudinaria (Lamark, 1815). Bên cạnh định danh bằng phân tích hình thái và cấu trúc spicule, loài Rhabdastrella globostellata (Carter, 1883) còn được định danh bằng phân tích chỉ thị DNA và so sánh với ngân hàng gen được công bố trên thế giới. + Đã tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học của 10 mẫu hải miên, phân lập và xác định được 84 hợp chất khác nhau sử dụng các phương pháp phổ như phổ khối lượng phân giải cao, phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 chiều, 2 chiều, phổ lưỡng sắc tròn, tính toán lý thuyết số liệu phổ (NMR, ECD) bằng phần mềm chuyên dụng Spartan18, Gaussian16. Trong số 84 hợp chất xác định được có 23 hợp chất mới (5 hợp chất có khung carbon mới). Các hợp chất phân lập được thuộc về các nhóm chất merosesquiterpene, diterpene, sesterterpene, isomalabaricane triterpene và các analog, các axit béo và lactone không no mạch dài chứa brom, các hợp chất aaptamine alkaloid, các hợp chất phenolic, và dẫn xuất của indole. 10 hợp chất là dẫn xuất của indole, các hợp chất phenolic, và dẫn xuất nucleoside là những hợp chất phổ biến tìm thấy trong nhiều loài hải miên nghiên cứu. Cụ thể: từ loài Rhabdastrella globostellata đã phân lập và xác định cấu trúc của 16 hợp chất trong đó có 7 hợp chất mới (3 hợp chất có khung carbon mới); phân lập 8 hợp chất đã biết từ loài Amorphinopsis fenestrata, 16 hợp chất từ loài Hippospongia fistulosa trong đó có 8 hợp chất mới, 8 hợp chất đã biết từ loài Haliclona (Gellius) cymaeformis; 8 hợp chất từ loài Haliclona (Halichoclona) vansoesti, 8 hợp chất từ loài Halichondria panicea trong đó có 1 hợp chất mới, 10 hợp chất từ loài Xestospongia testudinaria trong đó có 1 hợp chất mới, 13 hợp chất từ loài Aaptos aaptos trong đó có 4 hợp chất mới (hai hợp chất có khung carbon mới), 11 hợp chất từ loài Clathria (Thalysias) reinwardti trong đó có 1 hợp chất mới, và 9 hợp chất từ loài Ianthella basta (lần đầu tiên phát hiện hợp chất holostane saponin có trong hải miên). + Đã đánh giá hoạt tính gây độc tế bào in vitro trên 5 dòng tế bào bao gồm LU-1 (ung thư phổi người), MCF-7 (ung thư vú người), HepG2 (ung thư gan người), SK-Mel2 (ung thư da người), HEK-293A (tế bào thận gốc phôi ở người) nhận thấy có 13 hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào với giá trị IC50 < 20 µM (trên ít nhất 01 dòng tế bào thử nghiệm) gồm: RG2, RG4 và RG8 (phân lập từ loài Rhabdastrella globostellata), HP1 và HP2 (phân lập từ loài Halichondria panicea), AA3, AA4, AA6 và AA7 (phân lập từ loài Aaptos aaptos), CR5 phân lập từ loài Clathria (Thalysias) reinwardti, IB2, IB5, và IB6 (phân lập từ loài Ianthella basta). Đặc biệt, hợp chất IB2 và IB5 có giá trị IC50 khoảng 1 µM, nhỏ hơn cả so với chất đối chứng dương ellipticine. Hợp chất CR5 gây độc tế bào ung thư nhưng ít gây độc tới tế bào lành. Cơ chế gây độc tế bào ung thư của hợp chất này bước đầu xác định theo con đường apoptosis. + Các hợp chất RG1, RG2, RG8, CR5, IB2, và IB5 là những hợp chất có tác dụng gây độc tế bào tốt, có cấu trúc hóa học đặc biệt, đã được xác định hàm lượng của chúng có trong cặn chiết methanol các loài hải miên tương ứng bằng phương pháp HPLC-DAD và HPLC-HRMS. Hợp chất IB2 và IB5 có hàm lượng tương đối lớn 1.11% và 0.64% về khối lượng trong cặn chiết methanol loài Ianthella basta, có tiềm năng trong chiết xuất và tinh chế khối lượng lớn hoạt chất. 1.2. Hợp phần 2: Nghiên cứu khai thác các hợp chất trao đổi thứ cấp từ dược liệu San hô và Da gai ở Khu vực Nam Trung Bộ (vùng biển Khánh Hòa - Bình Thuận) theo định hướng hoạt tính gây độc tế bào ung thư, kháng viêm; Mã số đề tài: TĐDLB0.02/20-22 + Đã tiến hành thu thập 30 mẫu san hô và động vật da gai tại các khu vực nghiên cứu là các vùng biển vịnh Vân Phong - Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, trong đó xác định được 26 loài gồm có 2 loài hải sâm, 7 loài sao biển, 2 loài huệ biển, 2 loài cầu gai và 13 loài san hô. + Đã lựa chọn được 7 loài san hô và động vật da gai để nghiên cứu thành phần hóa học bao gồm: 01 loài huệ biển, 01 loài hải sâm, 01 loài sao biển và 04 loài san hô mềm. + Đã nghiên cứu thành phần hóa học của 07 loài san hô và động vật da gai thu thập được và phân lập, xác định cấu trúc được 72 hợp chất trong đó có 23 chất từ huệ biển, 07 chất từ hải sâm, 05 hợp chất từ sao biển và 37 chất từ san hô mềm. + Nghiên cứu hoạt tính sinh học các chất sạch cho thấy một số hợp chất tritecpen saponin thể hiện hoạt tính rất mạnh trên năm dòng tế bào ung thư đã được thử nghiệm trong khi một số hợp chất naphthopyrone thể hiện hoạt tính gây độc tế bào khá và chọn lọc trên dòng tế bào SK-Mel-2. 1.3. Hợp phần 3: Nghiên cứu phát hiện các hợp chất kháng lao và kháng vi sinh vật kiểm định từ nguồn vi sinh vật đáy biển ở Khu vực Nam Trung Bộ (vùng biển Khánh Hòa-Bình Thuận) Mã số: TĐDLB0.03/20-22 - Đã tiến hành thu thập 126 mẫu, trong đó có: 55 mẫu thu thập ở ở vùng biển Nha Trang – Khánh Hòa; 71 mẫu thu thập ở vùng biển Ninh Thuận – Bình Thuận. - Từ 126 mẫu thu thập được ở vùng biển Nam Trung Bộ Việt Nam đã phân lập được 186 chủng vi sinh vật, bao gồm: gồm 136 chủng xạ khuẩn và 50 chủng vi nấm (trong đó có 50 chủng xạ khuẩn và 20 chủng vi nấm thu thập ở vùng biển Nha Trang – Khánh Hòa, và 86 chủng xạ khuẩn và 30 chủng vi nấm ở vùng biển Ninh Thuận – Bình Thuận). - Đã sàng lọc hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và kháng lao của các cặn chiết của các chủng vi sinh vật phân lập được. Từ kết quả sàng lọc hoạt tính sinh học, đã chọn ra 15 chủng vi sinh vật có hoạt tính được định danh và sinh khối lượng lớn để tiến hành nghiên cứu các hợp chất thứ cấp. - Từ các cặn chiết dịch ngoại bào của 15 chủng vi sinh vật được lựa chọn đã phân lập được 156 chất sạch (95 chất khác nhau), trong đó có có 5 hợp chất mới (G666-1, G666-2, G666-3, G631-2 và M893-1). - Các hợp chất sạch phân lập được đã được khảo sát hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và kháng lao. Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định cho thấy 37 hợp chất thể hiện hoạt tính, trong đó có 7 hợp chất (M839-5, M881-2, M881-9, M839-1, M839-3, G769-7, G769-8) ức chế mạnh 6/7 chủng VSVKĐ, 9 hợp chất (G631-4, G631-7, M893-1, M893-4, M893-6, G657-1, G657-4, M881-4, M881-10) kháng 5/7 chủng VSVKĐ, 3 hợp chất (G666-1, G631-6, G631-9) kháng 4/7 chủng VSVKĐ. Đối với hoạt tính kháng lao, một hợp chất thể hiện hoạt tính đối với chủng Mycobacterium tuberculosis H37Rv đó là chất M881-2 với giá trị MIC = 6,32 μg/ml. 1.4. Hợp phần 4: Nghiên cứu thành phần, hàm lượng lipid, axit béo và các dẫn xuất của chúng từ một số sinh vật biển ở khu vực Nam Trung Bộ (vùng biển Khánh Hòa-Bình Thuận), Mã số đề tài: TĐDLB0.04/20-22 + Đề tài đã tiến hành thu thập được 125 mẫu sinh vật biển, trong đó có 34 mẫu San hô, 21 mẫu Thân mềm, 19 mẫu Rong biển, 32 mẫu Da gai, 19 mẫu Hải miên ở vùng biển Khánh Hòa – Bình Thuận + Thực hiện nghiên cứu lipid của toàn bộ 125 mẫu: thu được các dữ liệu về hàm lượng lipid tổng, thành phần và hàm lượng các axit béo trong lipid tổng, thành phần và hàm lượng các lớp chất lipid trong lipid tổng, thành phần và hàm lượng các axit béo trong phân đoạn lipid phân cực và không phân cực của 30 mẫu; phân tích thành phần dạng phân tử của một số lớp chất lipid phân cực trong 5 mẫu sinh vật biển. Thực hiện khảo sát hoạt tính sinh học của toàn bộ 125 dịch chiết lipid tổng. Xây dựng thành công bộ CSDL về lipid của 125 mẫu sinh vật biển vùng biển Nam Trung bộ (Khánh Hòa – Bình Thuận) + Hỗn hợp 1-O-alkyl-2-DHA-phosphatidylcholine đã được điều chế từ nguyên liệu gan cá ngừ bao gồm 4 giai đoạn, sử dụng các kỹ thuật sắc ký và tổng hợp hữu cơ: phân lập hỗn hợp phospholipid, phân lập PC và lyso PC từ hỗn hợp lipid tổng bằng sắc ký cột, điều chế hỗn hợp 1-O-alkyl-2-OH-phosphatidylcholine bằng phản ứng thủy phân PC + Lyso PC trong môi trường kiềm, và điều chế 1-O-alkyl-2-DHA-phosphatidylcholine bằng phản ứng của 1-O-alkyl-2-OH-phosphatidylcholine với DHA sử dụng xúc tác DCC/DMAP. Các sản phẩm được phân tích bằng phổ MS. + Đã nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu dinh dưỡng và hóa học của loài cá ngựa đen được nuôi tại vung biển Nam Trung bộ (Khánh Hòa). Từ nguyên liệu cá ngựa đen, đã xây dựng được quy trình công nghệ thủy phân cá ngựa đen theo phương pháp sử dụng sóng siêu âm kết hợp enzyme để tạo ra được chế phẩm bột cá ngựa thủy phân chứa đầy đủ các thành phần hoạt chất của cá ngựa. 1.5. Hợp phần 5: Nghiên cứu các hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học từ một số động vật thân mềm ở vùng biển Nam Trung bộ (vùng biển Khánh Hòa – Bình Thuận) Việt Nam. Mã số đề tài: TĐDLB0.05/20-22 • Đề tài đã tiến hành thu thập và định loài được 16 mẫu sên biển (gồm 14 loài thuộc 10 giống), và 12 mẫu ốc biển (gồm 11 loài thuộc 10 giống) tại các vùng biển Vân Phong - Khánh Hòa, Nha Trang - Khánh Hòa, Hòn Cau - Ninh Thuận, Cà Ná - Ninh Thuận, Phú Quý - Bình Thuận. • Đề tài đã nghiên cứu được thành phần hóa học của 3 mẫu sên biển và 4 mẫu ốc biển, phân lập và xác định cấu trúc được 86 hợp chất, trong đó có 18 chất mới. Các hợp chất thu được có cấu trúc đa dạng, thuộc 17 lớp chất khác nhau với nhiều chất có chứa dị tố và nhiều chất có cấu hình phức tạp do có nhiều tâm bất đối xứng linh động. Cấu trúc và cấu hình tuyệt đối của các hợp chất mới được xác định bằng các phương pháp phổ thực nghiệm như HRESIMS, NMR, ECD, X-ray đơn tinh thể, kết hợp với các tính toán lý thuyết hóa lượng tử cho các phổ NMR và ECD. • Kết quả thử hoạt tính sinh học cho thấy 43 chất có hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và 14 chất có hoạt tính gây độc tế bào. Trong đó, đáng quan tâm nhất có 1 chất indole-3-carboxylic (OD5) có khả năng kháng tốt 2 chủng vi sinh vật kiểm định và 1 chủng nấm men với giá trị MIC bằng 16 μg/ml, 6 chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào tốt với IC50 nhỏ hơn 10 μM và 2 chất có khả năng gây ra sự tự chết theo chương trình trên các dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt người DU145 và ung thư phổi người A549. 1.6. Hợp phần 6: “Nghiên cứu các hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học từ một số loài vi tảo biển tại vùng biển Khu vực Nam Trung Bộ (vùng biển Khánh Hòa – Bình Thuận) Việt Nam”. Mã số: TĐDLB0.06/20-22 - Có hồ sơ khoa học và nhân nuôi được 06 chủng vi tảo biển bao gồm 04 chủng vi tảo dị dưỡng Schizochytrium limacinum NT4, Aurantiochytrium mangrovei BT3, Thraustochytrium aureum BT6, Thraustochytrium striatum BT12, và 02 chủng vi tảo quang tự dưỡng là Thalassiosira weissflogii KH7 và Nannochloris atomus NT12 cung cấp sinh khối cho nghiên cứu các hợp chất thứ cấp. - Phân lập và xác định cấu trúc của 71 hợp chất với 48 cấu trúc khác nhau từ 06 chủng vi tảo biển được lựa chọn nghiên cứu trong đó có 19 hợp chất từ chủng vi tảo dị dưỡng Schizochytrium limacinum NT4, 15 hợp chất từ chủng vi tảo dị dưỡng Aurantiochytrium mangrovei BT3, 11 hợp chất từ chủng vi tảo dị dưỡng Thraustochytrium aureum BT6, 12 hợp chất từ chủng vi tảo dị dưỡng Thraustochytrium striatum BT12, 06 hợp chất từ chủng vi tảo quang tự dưỡng Thalassiosira weissflogii KH7 và 08 hợp chất từ chủng vi tảo dị dưỡng Nannochloris atomus NT12. Trong đó có 02 hợp chất mới là AMHG5 từ chủng A. mangrovei BT3 và TWE8 từ chủng T. weissflogii KH7. Trong số đó có 21 hợp chất thể hiện ít nhất một trong số các hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định, gây độc tế bào, giảm hàm lượng lipid và ức chế enzyme α-glucosidase. - Đã đánh giá tác dụng giảm lipid của các cặn chiết và một số chất phân lập từ các chủng vi tảo nghiên cứu. Kết quả sàng lọc được 12 cặn chiết và 2 chất sạch có tác dụng làm giảm lipid trên mô hình tế bào HepG2. Xác định được cơ chế của 2 chất sạch tiềm năng gồm (24R)-4α-methylstigmasta-7,22-dien-3β-ol (AME1) phân lập từ loài A. mangrovei BT3 và cycloartenol (TSH3.1) phân lập từ loài T. striatum BT12 có tác dụng giảm lipid cao trên mô hình tế bào. - Đã đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các cặn chiết và các chất đã phân lập từ các loài vi tảo. Kết quả cho thấy tất cả các cặn chiết và 19 chất thử nghiệm đều thể hiện hoạt tính ít nhất trên 1 chủng vi sinh vật kiểm định. - Đã đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của các cặn chiết và các chất đã phân lập từ các loài vi tảo trên 4 dòng tế bào ung thư A549, HepG2, MCF7 và LNCaP, kết quả cho thấy chỉ có 3 cặn chiết (AME, AMH1, TWE) và 5 hợp chất (AME8, AMHG7, SLHG7, SLEG7, SLHG2) thể hiện hoạt tính ở mức độ yếu và rất yếu. - Đã đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các cặn chiết và chất sạch phân lập từ chủng vi tảo Thraustochytrium aureum BT6. Kết quả cho thấy cặn chiết TAH thể hiện hoạt tính với IC50 là 48,22±1,94 µg/mL, ba hợp chất TAE15, TAE8 và TAE11 thể hiện hoạt tính với IC50 lần lượt là 26.86±0.29, 7.96±0.75 và 234.4±3.39 µg/mL. 2. Về ứng dụng: + Đã xác định được hai hợp chất (IB2 và IB5) có hoạt tính gây độc tế bào tốt (IC50 ở khoảng 1 µM) có hàm lượng tương đối lớn (1.11% và 0.64% về khối lượng) trong cặn chiết methanol loài hải miên Ianthella basta có tiềm năng phát triển nghiên cứu ứng dụng. + Đã xây dựng 02 quy trình phân lập các hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào ung thư và kháng viêm tiềm năng từ huệ biển và san hô mềm. Đã xây dựng 01 quy trình nhân nuôi vi tảo tảo quang tự dưỡng và dị dưỡng làm nguyên liệu tách chiết hợp chất thứ cấp và 01 quy trình sản xuất bột cá ngựa thuỷ phân. + Trên cơ sở chế phẩm bột cá ngựa thủy phân đã bào chế và sản xuất thành công sản phẩm Hải mã đan giúp tăng cường bảo vệ sức khỏe. Sản phẩm đã được xây dựng hồ sơ công bố lưu hành theo quy định tại Cục An toàn thực phẩm, dự kiến sẽ được chấp thuận lưu hành sau khi đề tài được nghiệm thu. |
Những đóng góp mới | 1. Hợp phần 1: - Đây là nghiên cứu đầu tiên về hóa học và hoạt tính sinh học của các loài hải miên Aaptos aaptos, Amorphinopsis fenestrata, Clathria (Thalysias) reinwardti, Halichondria panicea, Haliclona (Gellius) cymaeformis, Haliclona (Halichoclona) vansoesti, Hippospongia fistulosa (Lendenfeld, 1889), và Rhabdastrella globostellata ở Việt Nam. Trong đó, các loài A. fenestrate và H. fistulosa chưa có các công bố về thành phần hóa học trên thế giới. - Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 23 hợp chất mới. - Xác định được 5 hợp chất với 4 bộ khung carbon mới. - Xác định cấu hình tuyệt đối của một số hợp chất dựa trên phân tích phổ ECD, NMR theo thực nghiệm và tính toán lý thuyết (theo TD-DFT và GIAO) trên phần mềm Gaussian16 và Spartan16. 2. Hợp phần 2: + Lần đầu tiên tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài huệ biển Comanthus delicata. + Đã phát hiện ra 27 hợp chất mới bao gồm 10 chất từ huệ biển, 03 chất từ hải sâm, 01 hợp chất từ sao biển và 13 chất từ san hô mềm. + Đã phát hiện được hợp chất CD7 thể hiện rõ khả năng gây chết tế bào thông qua quá trình apoptosis và cảm ứng caspase 3 và hợp chất LOP7 thể hiện rõ hoạt tính kháng viêm thông qua ức chế IL-6, TNF-, COX-2 và iNOS. 3. Hợp phần 3: - Các kết quả nghiên cứu của đề tài là những phát hiện mới về các hợp chất thứ cấp sản sinh từ các vi sinh vật biển của vùng biển Nam Trung Bộ Việt Nam. Cụ thể, từ các nghiên cứu đã xác định có 5 hợp chất mới (G666-1, G666-2, G666-3, G631-2 và M893-1) - Phát hiện được 37 hợp chất có hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và 1 hợp chất có hoạt tính kháng lao. - Kết quả nghiên cứu này góp phần phát triển nghiên cứu tìm kiếm, khai thác các hoạt chất từ nguồn vi sinh vật biển ứng dụng phục vụ cuộc sống. 4. Hợp phần 4: - Thu thập, nghiên cứu lipid, khảo sát hoạt tính sinh học dịch chiết lipid, xây dựng CSDL về lipid cho 125 mẫu sinh vật biển thu thập tại vùng biển Nam Trung bộ (Khánh Hòa – Bình Thuận) - Nghiên cứu thành công Quy trình tạo 01 sản phẩm từ nguyên liệu cá ngựa đen, bào chế và sản xuất thành công sản phẩm Hải mã đan giúp tăng cường bảo vệ sức khỏe - Nghiên cứu thành công Quy trình điều chế hỗn hợp DHA gốc phospholipid từ nguyên liệu sinh vật biển 5. Hợp phần 5: - Đề tài đã phát hiện ra 18 chất mới từ 5 mẫu động vật thân mềm biển của Việt Nam. - Đề tài đã sử dụng các phương pháp tính toán lý thuyết hóa lượng tử (DFT NMR và TDDFT ECD) kết hợp với các phương pháp phổ thực nghiệm (HRESIMS, NMR, ECD, X-ray) để xác định cấu hình tuyệt đối của nhiều chất mới có cấu hình phức tạp. - Các chất mới tumiduspyrone A (OD12.2) và tumiduspyrone B (OD13) phân lập từ loài sên biển Paromoionchis tumidus là những polypropionate có dạng khung C17 và C18 hiếm gặp trong tự nhiên. - Chất mới dactylomelanin E (SB03) từ loài sên biển Aplysia dactylomela là một trong số rất ít sesquiterpene có dạng khung bisabolane với sự sắp xếp lại phần mạch nhánh theo cách bất thường. - Hợp chất indole-3-carboxylic (OD5) phân lập từ loài sên biển Paromoionchis tumidus (trùng với hợp chất OB39 phân lập từ loài ốc biển Maurita arabica) được phát hiện có khả năng ức chế tốt 3 chủng vi sinh vật kiểm định với giá trị MIC bằng 16 μg/ml. - Sáu hợp chất 5α,8α-epidioxy-cholest-6-en-3β-ol (PV6.1), cholest-7-ene-3β,5α,6β-triol (PV7), 11-(3-methylbutanoyl)-3,13-dipropanoyl ilikonapyrone (PV24), 3-acetyl-11-(3-methylbutanoyl)-13-propanoyl ilikonapyrone (PV25), 11,13-dipropanoyl ilikonapyrone (PV32) và chất mới verruculatol B (PV31.1) (phân lập từ loài sên biển Peronia verruculata) được phát hiện có hoạt tính gây độc tế bào tốt từ 1 đến 4 dòng tế bào ung thư với giá trị IC50 nhỏ hơn 10 μM. Trong đó 2 hợp chất 11-(3-methylbutanoyl)-3,13-dipropanoyl ilikonapyrone (PV24), 3-acetyl-11-(3-methylbutanoyl)-13-propanoyl ilikonapyrone (PV25) còn được chứng minh có khả năng gây ra sự tự chết theo chương trình (apoptosis) trên các dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt người DU145 và ung thư phổi người A549. 6. Hợp phần 6: + Lần đầu tiên các loài vi tảo Schizochytrium limacinum, Aurantiochytrium mangrovei, Thraustochytrium aureum, Thraustochytrium striatum, Thalassiosira weissflogii KH7 và Nannochloris atomus NT12 được nghiên cứu phân lập các hợp chất thứ cấp + Phân lập được 02 hợp chất mới là AMHG5 và TWE8. *** Sản phẩm cụ thể giao nộp: - Các bài báo đã công bố: 29 bài báo quốc tế ISI và 19 công trình quốc gia. - Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích: 01 sáng chế đã được cấp, 03 đơn đăng ký sáng chế đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận hợp lệ. - Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ): + Hợp phần 1 (lưu giữ tại Viện Hóa sinh biển): Tiêu bản 10 mẫu hải miên nghiên cứu; 13 chất sạch có hoạt tính sinh học tốt, bộ số liệu phổ 84 hợp chất sạch và 84 hợp chất sạch; Báo cáo phân lập và xác định cấu trúc hóa học các hợp chất từ 10 mẫu hải miên nghiên cứu; Báo cáo đánh giá tác dụng gây độc tế bào ung thư trên 5 dòng tế bào bao gồm LU-1, MCF-7, HepG2, SK-Mel2, HEK-293A; Báo cáo xác định hàm lượng của 06 hợp chất có hoạt tính trong cặn chiết methanol của loài hải miên lựa chọn: IB2 và IB5 từ loài Ianthella basta, CR5 từ loài Clathria (Thalysias) reinwardti; RG1, RG2 và RG8 từ loài Rhabdastrella globostellata; + Hợp phần 2 (lưu giữ tại Viện Hóa sinh biển): 30 tiêu bản mẫu san hô và da gai thu được, 02 chất sạch có hoạt tính sinh học tiềm năng, bộ số liệu phổ 72 hợp chất sạch và 72 hợp chất sạch; 07 báo cáo phân lập và xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập được từ 08 loài san hô mềm; 01 báo cáo đánh giá hoạt tính diệt tế bào ung thư và kháng viêm của các hợp chất phân lập được, báo cáo 02 quy trình phân lập chất có hoạt tính tiềm năng: CD7 từ Huệ biển Comanthus delicata và LOP7 từ San hô mềm Lobophytum pauciflorum; 01 báo cáo đánh giá khả năng diệt tế bào ung thư ung thư của CD7 và hoạt tính kháng viêm của LOP7 theo cơ chế hoạt động trên các đích sinh học; + Hợp phần 3 (lưu giữ tại Viện Hóa sinh biển): 186 chủng vi sinh vật biển phân lập được, bộ số liệu phổ 95 hợp chất sạch và 95 hợp chất sạch; 15 báo cáo phân lập, nuôi cấy và lên men 15 chủng vi sinh vật. 15 báo cáo phân lập và xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập được từ 15 chủng vi sinh vật biển nghiên cứu; 01 báo cáo đánh giá hoạt tính kháng sinh và kháng lao của các hợp chất phân lập được. + Hợp phần 4 (lưu giữ tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên): 21.000 viên TPCN Hải mã đan, 01 bộ CSDL (125 mẫu sinh vật biển); 01 quy trình điều chế hỗn hợp DHA gốc phospholipid từ sinh vật biển quy mô phòng thí nghiệm; 01 quy trình tạo sản phẩm TPCN Hải mã đan. + Hợp phần 5 (lưu giữ tại Viện Hóa sinh biển): 28 tiêu bản mẫu động vật thân mềm thu được, 07 chất sạch có hoạt tính sinh học tốt, bộ số liệu phổ 86 hợp chất sạch và 86 hợp chất sạch; 07 báo cáo phân lập và xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập được từ 07 loài động vật thân mềm. + Hợp phần 6 (lưu giữ tại Viện Hóa sinh biển): bộ số liệu phổ 21 hợp chất sạch và 21 hợp chất sạch. 6 báo cáo phân lập và xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập được từ 6 loài vi tảo biển nghiên cứu; 01 báo cáo đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định, gây độc tế bào ung thư và chống oxy hóa của các hợp chất phân lập được; 01 báo cáo danh sách các loài vi tảo biển đã nghiên cứu có tác dụng giảm rối loạn chuyển hóa lipit; kết quả về kết quả về tác dụng giảm rối loạn chuyển hóa lipit cũng như mức độ an toàn và bước đầu nghiên cứu về cơ chế tác dụng giảm rối loạn chuyển hóa lipit của một số chất tách chiết được từ các loài vi tảo tiềm năng. - Các sản phẩm khác (nếu có): Đào tạo và tham gia đào tạo: 07 tiến sỹ |