Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu vai trò kiến sinh Kainozoi trong khu vực ảnh hưởng của đới đứt gãy Sông Hồng (Tây Nam Vịnh Bắc Bộ).
Mã số đề tài QTRU02.03/20-21
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Địa chất và Địa vật lý biển
Cơ quan phối hợp Viện Địa chất Viễn Đông (FEGI), Phân viện Hàn Lâm Viễn Đông, Liên bang Nga (FEB RAS)
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế
Họ và tên Phùng Văn Phách
Thời gian thực hiện 01/01/2020 - 30/06/2023
Tổng kinh phí 200 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

-    Làm sáng tỏ các pha kiến tạo của đới đứt gãy Sông Hồng trong Kainozoi.
-    Làm sáng tỏ vai trò kiến sinh của đới đứt gãy Sông Hồng đối với bể trầm tích Sông Hồng - Vịnh Bắc Bộ.

 

Kết quả chính của đề tài

Đề tài đã làm sáng tỏ vai trò kiến sinh của hệ thống đứt gãy Sông Hồng (HTĐGSH) và các đứt gãy địa phương trong sự hình thành và phát triển bể trầm tích Sông Hồng trong Kainozoi.
Đặc điểm hoạt động của HTĐGSH là khi đến lãnh thổ Việt Nam nó phát triển thành các đứt gãy nhánh dạng so le (cánh gà) về phía đông. Bể Sông Hồng được hình thành như một địa hào kẹp giữa đứt gãy Sông Chảy ở phía TN và đứt gãy Sông Lô ở phía ĐB. Riêng ĐGSH đã suy yếu khi ra đên biển. Trong khi đó các đứt gãy Sông Chảy và Sông Lô tiếp tục vai trò kiến sinh của mình trên địa phận Vịnh Bắc Bộ, trong đó đứt gãy Sông Lô đóng vai trò là đứt gãy lớn chạy tới tận chạc ba Nam Hải Nam.
Mặt khác sự hình thành bể trầm tích Sông Hồng còn được chi phối bởi hệ thống các đứt gãy địa phương khác, đó là các đứt gãy phương TB-ĐN như đứt gãy Sông Cả, đứt gãy Sông Rào Nạy, đứt gãy Thà Khẹt-Đà Nẵng. Chính hoạt động của các đứt gãy này, cùng với HTĐGSH đã tạo nên các trung tâm sụt tách khác nhau trong phạm vi BSH, kết quả là đã tạo nên một trong những bể trầm tích Kainozoi lớn nhất trong khu vực châu Á và Thế Giới.
Mạng lưới đứt gãy kiến tạo hoạt động tích cực trong giai đoạn Kainozoi, trải qua các pha kiến tạo-địa động lực khác nhau, làm thay đổi đáng kể đặc điểm tiến hóa bể trầm tích cũng như hình thái của chúng.

 

Những đóng góp mới

- Làm rõ vai trò của các đứt gãy Sông Hồng, Sông Chảy, Sông Lô trong sự phát triển của bể Sông Hồng. Vai trò chính thuộc về hai đứt gãy cuối. Đứt gãy SH đã suy yếu khi đến bờ biển.
- Nêu bật vai trò quan trọng của các đứt gãy địa phương Sông Cả, Sông Rào Nạy, Thà Khẹt-Đà Nẵng trong việc phát triển các trũng thành phần của bể SH.
- Mô hình kiến tạo tiến hóa bể trầm tích Kz Sông Hồng.

*** Sản phẩm cụ thể giao nộp:

(1) Báo cáo Tổng kết; (2) Báo cáo Tóm tắt (tiếng Việt); (3) Báo cáo Tóm tắt (tiếng Anh); (4) Báo cáo tài chính; (5) Các bài báo đã công bố:
 (1) Rifting in Marginal Seas of the Western Pacific. Tác giả: Golozubov V.V. et al. Journal of Pacific Geology. In Press.
(2) Tectonic Evolution of the Red River Basin and Adjacent area (Viet Nam) in Cenozoic Era. Tác giả: Phung Van Phach et al. Journal of Marine Scieence and Technology. In press.
- Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích: Không.
- Đào tạo: Hỗ trợ đào tạo 01 tiến sĩ.

 

Kiến nghị

Nên tiếp tục hướng hợp tác nghiên cứu này, với sự nâng cấp và tăng cường kinh phí. Chủ động lựa chọn các nhiệm vụ nghiên cứu vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tế.

 

Ảnh nổi bật đề tài
1736219307275-pvphach.jpg