Kết quả chính của đề tài |
- Về khoa học: * Về Hiện trạng phân bố tự nhiên: + Hiện trạng phân bố tự nhiên tam thất hoàng liên: Ghi nhận 21 quần thểTam thất hoàng liên, chủ yếu mọc dưới tán thảm thực vật hỗn giao cây lá rộng á nhiệt đới từ độ cao 1.300-1.800 m, với độ dốc từ 12-16%, 1/3 từ chân lên đỉnh + Hiện trạng phân bố tự nhiên Kim ngân lá to: Ghi nhận 77 quần thể Kim ngân lá to, ở loại rừng núi đá xen lẫn đất ở độ cao từ 1.000 – 1.600 m. * Về đặc điểm sinh thái + Tam thất hoàng liên: Tam thất hoàng liên phát triển tốt trong điều kiện sinh thái như sau: nhiệt độ không khí từ 5 – 180C; độ ẩm khí khí 70 – 92%, cường độ ánh sáng tương đối dao động từ 0,0011-0,0223; đất có giá trị pH 3,94±0,08; K2O tổng số 9411,93 ± 261.61(mg/kg); Ni tơ tổng số 0,28±0,06; hàm lượng Fe+2 27242,23±5987,58 (mg/kg), P tổng số 0,33± 0,05%; và tổng các bon hữu cơ (mùn) 4,97±0,98 (%); Can xi trao đổi Ca2+ dao động từ 4,84±1,33(Cmol+/kg), Ma giê trao đổi (Mg2+) dao động từ 1,71±0,29 (Cmol+/kg). + Kim ngân lá to: Kim ngân lá to phát triển tốt ở điều kiện sinh thái như sau: Cường độ ánh sáng tương đối dao động từ 0,0031 – 0,42851; nhiệt độ không khí dao động từ 17,6-23,3oC; độ ẩm không khí khoảng 62-73,3%, lượng mưa 26 -780 mm và số giờ nắng 92-230 giờ, đất có giá trị pH 3,94±0,02; K2O tổng số 9411,93 ± 261.61(mg/kg), K20 dễ tiêu 88,99±13,76; Ni tơ dễ tiêu 3,85±0,29 (mg/100g); Ni tơ tổng số 0,27±0,02; hàm lượng Fe+2 30310,61±1956,12 (mg/kg), P tổng số 0,33%; N tổng số 0,28% và và tổng các bon hữu cơ (mùn) 4,84±0,27 (%); Can xi trao đổi Ca2+ dao động từ 5,33±0,40 (Cmol+/kg), Ma giê trao đổi (Mg2+) dao động từ 1,90±0,11 (Cmaol+/kg). * Về quy trình kỹ thuật nhân giống + Tam thất hoàng liên: Khử trùng mẫu cấy, (HgCl2) 0,1% MS có bổ sung thêm Riboflavin 0,15 mg/lít, Biotin 0,1 mg/lít, đường 30 g/lít, Agar-Agar 6 g/lít, và Polyvinyl pyrroline (PVP) 1 g/lít. Điều chỉnh độ pH = 5,8); Nhân nhanh thể chồi (Agar - Agar 5,5g/lít, 0,2 mg/l kinetine ,BAP (Benzylamino purine) 1,0 mg/lít, pH đến 5,8); Kích thích tăng trưởng chồi (5,4g/lít thạch, 30g/lít đường, 0,2 mg/l kinetine, 1,5 mg/lít BAP, pH đến 5,8); Hình thành và kích thích tăng trưởng rễ (7g/lít Agar-Agar, IBA 2,0 mg/lít, đường 15g/lít và PVP 1 g/lít); Thử nghiệm giá thể trồng tam thất (độ ẩm 85%, che bóng 65%); + Kim ngân lá to: Khử trùng (HgCl2) 0,1%; Nhân nhanh thể chồi (MS + 0,25 mg/l BAP, 0,2 mg/l kinetine , 0,15 mg/l NAA, 65g/l khoai tây , 30g/l đường sucrose + 5,5g/l, pH: 5,5); Kích thích tăng trưởng chồi (MS+MS 90 g/l chuối xanh, 5 g/l agar pH: 5,5); Hình thành và kích thích tăng trưởng rễ (MS + 0,3mg/l NAA+30g/l đường sucrose + 5,5 g/l agar, pH: 5,5); Thử nghiệm giá thể trồng Kim ngân lá to (độ ẩm 65%, che bóng 60%). * Về quy trình trồng và chăm sóc + Tam thất hoàng liên: Trồng vào từ tháng 3-6; độ ẩm không khí >90%, sáng từ 5-9h; chiều 15-18h; đất ẩm (sờ ướt tay); thịt nhẹ hoặc trung bình; 1.500-2000 m; chân dốc (2-15 m); sườn Đông; đất được làm tơi xốp; rừng từ 2-3 tầng tán trở lên; bón phân và kiểm tra sâu bệnh theo lịch (3-4 đợt/năm). + Kim ngân lá to: Trồng vào tháng 3-6 (thích hợp nhất tháng 3); đất trồng thích hợp là Feralit nâu vàng) dạng thịt trung bình, địa hình đồi núi dốc 1000-1600 m, nơi có nhiều ánh sáng, đất cũng được làm tơi xốp, khử trùng, trộn phân, rừng thưa mới phục hồi cây sinh trưởng tốt nhất; bón phân và kiểm tra theo lịch * Về mô hình + Tam Thất hoàng liên: Đã triển khai mô hình bảo tồn và phát triển Tam thất hoàng liên với quy mô diện tích tại 3 tỉnh Lào Cai (1,5ha), Lai Châu (0,5ha) và Hà Giang (0,5 ha). Kết quả theo dõi cho thấy mô hình tại Sa Pa _Lào Cai sinh trưởng tốt nhất (tỷ lệ sống đạt từ 60 - 70%). + Kim Ngân lá to: Tương tự Tam thất hoàng liên, đã triển khai mô hình bảo tồn và phát triển Kim ngân lá to với quy mô diên tích tại 3 tỉnh Lào Cai (1,5 ha), Lai Châu (0,5 ha) và Hà Giang (0,5 ha). Kết quả theo dõi cho thấy mô hình tại Sa Pa phát triển tốt nhất đạt tỷ lệ sống từ 80 – 85 %. * Về vấn đề đề xuất cơ chế chính sách bảo tồn và phát triển Tam thất hoàng liên và Kim ngân lá to. + Hiện nay 02 loài này nhân giống từ hạt rất dễ, và đã nhân giống thành công bằng phương pháp nuôi cấy mô. Do đó nên có chính sách khuyến khích bà con, doanh nghiệp đăng ký trồng phát triển loài này tại các khu vực tương đồng vùng sinh thái được phép sản xuất như rừng sản xuất, rừng cồng đồng, cơ quan có thẩm quyền cấp giống và mã vạch vùng sinh thái để bà con trồng và kinh doanh. * Về quy định phân hạng: Trên cơ sở số liệu về hiện trạng phân bố ngoài tự nhiên: của loài Tam thất hoàng liên thì nên xếp mức độ phân hạng loài này là: CR A1c,d, B1+2b,c,e; và của loài Kim ngân lá to thì nên xếp mức độ phân hạng loài này là: CR A1ad + B1 +2a,b. |