Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, di truyền và điều kiện nhân giống nhằm bảo tồn và phát triển phân loài Vân sam fansipan; Abies delavayi subsp. fansipanensis (Xiang Q. P, L. K. Fu & Nan Li) Rushforth.
Mã số đề tài VAST04.04/20-21
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Đa dạng sinh học và các hợp chất có hoạt tính sinh học (VAST04)
Họ và tên ThS. NCVC. Nguyễn Hùng Mạnh
Thời gian thực hiện 01/01/2020 - 31/12/2022
Tổng kinh phí 600 triệu đồng.
Xếp loại Đạt loại B
Mục tiêu đề tài

Xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái, cấu trúc quần thể, đa dạng di truyền quần thể, mối quan hệ gần gủi có thể với một số loài trong chi Abies, họ Thông (Pinaceae), kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và giâm cành cho phân loài Vân sam fansipan.

Kết quả chính của đề tài

*Về khoa học:
+   Về đặc điểm sinh học của phân loài Vân sam fansipan:
- Tái sinh tự nhiên của VSF rất ít (25 cây), 60% sinh trưởng tốt ở khu các khu sạt lở, có nhiều chỗ trống; không ghi nhận tái sinh từ chồi;
- Thời gian ra chồi non từ tháng 2 cho đến tháng 5; ra nón từ giữa tháng 5 và nón chín vào tháng 12 cụ thể:
- Tương quan (Hcn/D1.3) giữa chiều dài chồi ngọn với cấp đường kính ở vị trí 1,3 mét là tương quan nghịch (R2=0,759);
- Các cá thế VSF có cấp đường kính D1,3 dao động từ 20 – 50 cm ra chồi mạnh nhất.
- Chu kỳ ra nón của VSF là thất thường, tương quan giữa số lượng nón (N nón/ D1.3) là tương quan thuận, chu kỳ ra nón thất thường.
+   Về đặc điểm sinh thái:
- Ánh sáng: cường độ ánh sáng tương đối dao động từ 3,49-34,15%.
- Không khí: Độ ẩm không khí trung bình dao động từ 64-92,5% và nhiệt độ không khí trung bình tháng dao động từ 6,5 – 17,1 0C.
- Điều kiện địa hình và thổ nhưỡng: Vân sam fansipan phát triển tốt ở sườn Đông của đỉnh Fansipan và thích nghi với địa hình có độ dốc từ 17 – 45 %; đất thịt nhẹ có độ dày từ 22-75 cm; Kali dễ tiêu từ 0,22 – 0,402 mg/g; Ni tơ dễ tiêu dao động từ 0,25 – 0, 34 mg/g; độ pH (Kcl) dao động từ 4,13 – 5,01; Sắt trao đổi (Fe2+) dao động từ 1641,30 – 3341,41 mg/kg; Can xi trao đổi dao động từ 199,8 – 1502,8 mg/kg; Ma giê trao đổi dao động từ 113,1 – 322,4 mg/kg; đặc biệt hàm lượng mùn tầng dao động từ 34,08 – 72,5 %.
- Ghi nhận 2 kiểu TTV chính: 01 TTV hỗn giao cây lá rộng, lá kim gồm 3 tầng; 02 TTV ưu thế cây lá kim (VSF). Đã xác định được 3 loài thân thuộc với VSF gồm: Đỗ quyên madden, Hồng quang và 01 loài chè rừng trong chi Camelia.
+   Về đặc điểm di truyền và mối quan hệ gần gũi;
- Đa số các trình tự nucleotide của các mẫu nghiên cứu trên 5 vùng gen (rbcL; trnH-psbA, nad5, trnL-trnH, rps18-rpl20) đều có sự tương đồng cao.
- Quần thể VSF ở độ cao từ 2.700-2.950 m có sự đa hình nucleotide hơn quần thể ở độ cao từ 2.600 – 2.700 m.
- Phân loài Vân sam fansipan có mối quan hệ di truyền gần gũi nhất với loài A. delavayi và A. nukiangensis và A. squamata với khoảng cách di truyền là 0.001.
+   Kỹ thuật nhân giống từ cành và gieo hạt.
- Bảo quản hạt giống VSF sau thu hoạch ở điều kiện – 100C là tốt nhất (83,33%).
- Có thể nhân giống VSF từ cành; Chất kích thích ra rễ IBA khoảng 1.500 mg/L cho hiệu quả ra rễ tốt nhất.
- Giá thể cát vàng mịn cho tỷ lệ ra rễ của cành hom cao nhất.
- Giá thể đất mùn trộn lẫn đất tầng A cho tỷ lệ ra lá non tốt nhất.
* Về ứng dụng:
Bước đầu trồng thành công cây con vân sam fansipan từ phương pháp gieo hạt ra khu vực phân bố tự nhiên (2.600 – 2900 m) với 30 cây từ hạt và khu vực ngoài phạm vi phân bố tự nhiên (2900 m) với 5 cây; và 2 cây từ cành nằm ngoài khu vực phân bố tự nhiên ở độ cao 1000m (Bản Khoang, Sa Pa, Lào Cai)

 

Những đóng góp mới

Đề tài đã góp phần xây dựng được cơ sở dữ liệu khoa học (đinh lượng) về đặc điểm sinh học, sinh thái, di truyền của phần loài Vân sam fansipan tại dãy Hoàng Liên Sơn. Lần đầu tiên thử nghiệm thành công phương pháp nhân giống vân sam fansipan bằng giâm hom (từ cành).

 

*** Sản phẩm cụ thể giao nộp:

- Các bài báo đã công bố (liệt kê): 02 bài trên tạp chí (01 bài tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 01 bài tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và 01 bài (SCIE) trên tạp chí Animal and Plant Sciences.
- Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ): 03 bộ mẫu tiêu bản gồm cành và lá; lưu tại Phòng Sinh thái thực vật, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

Địa chỉ ứng dụng

Khu vực đỉnh Fansipan, VQG Hoàng Liên, Sapa, Lào Cai (từ 2.600m đến 2950m, sườn Đông của đỉnh).; khu vực độ cao từ 2.600 m trở lên tại Sín Chãi, Sa Pa, Lào Cai.

Kiến nghị

Nên liên hệ với tỉnh về phương án chuyển giao công nghệ, kỹ thuật nhân giống vân sam fansipan bằng hạt, giâm cành và kỹ thuật trồng chăm sóc cây con ra khu vực phân bố tự nhiên và các vùng tiềm năng.; Việc nghiên cứu các hoạt tính, hóa dược cũng rất cần thiết và hữu ích cho y học và phát triển vùng nguyên liệu cho tương lai.

Ảnh nổi bật đề tài
1711513049590-nhmanh24.jpg