Thông tin Đề tài

Tên đề tài Phát hiện các hợp chất thiên nhiên có tác dụng kháng viêm từ các loài thảo dược Việt Nam
Mã số đề tài QTSK01.01/21.22
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên
Cơ quan phối hợp Viện Dược lý thực hành và Độc chất học, Trung tâm y học thực nghiệm, Viện Hàn lâm khoa học Slovakia, Slovakia
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế
Họ và tên Phạm Ngọc Khanh và Katarina Bauerova
Thời gian thực hiện 01/03/2021 - 30/09/2023
Tổng kinh phí 200 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu phát hiện một số hợp chất thiên nhiên Việt Nam có tác dụng tác dụng kháng viêm và bước đầu nghiên cứu cơ chế tác dụng kháng viêm của chúng.

Kết quả chính của đề tài

- Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của một số hoạt chất hữu cơ từ phân đoạn n-Hexane từ dịch chiết ethanol loài Địa Long (Ophiopogon fruticulosus) đã phân lập được 03 hợp chất thiên nhiên gồm tetratricontan-1-ol (Os.01) và  2, 6, 10 –bisabolatriene (Os.02). Cả 02 hợp chất đều không ức chế sản sinh NO và IL-6.
 - Đã tiến hành sàng lọc tác dụng kháng viêm của 5 loài thực vật Việt Nam và phát hiện 3 loài gồm Huỳnh đàn báp (Dysoxylum tpongense), Đại hoàng (Rheum officinale Baill.) và Thông lá dẹt (Pinus krempfii) có tác dụng kháng viêm tốt. Ba mẫu trên được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về thành phần hoá học và tác dụng sinh học.
- Đã phân lập 04 hợp chất từ rễ loài Đại hoàng (Rheum officinale Baill.) gồm rhapontigenin (RO1), chrysophanol (RO2), emodin (RO3) and trans-Piceatannol (RO4). Đã phát hiện 02 hợp chất anthraquinon rhapontigenin (RE1) và emodin (RE3) thể hiện tác dụng kháng viêm tốt nhất thông qua làm giảm sự sản sinh NO.
- Đã sàng lọc hoạt tính của 10 hợp chất bao gồm: một triterpenoid khung dammarane mới là 3-O-acetate aglinin C (DT1), năm triterpenoid là aglinin C (DT2), cabraleadiol (DT3), 24-epi-cabraleadiol (DT4), cabraleahydroxylactone (DT5), cabraleahydroxylactone-3-acetate (DT6), một furanoid diterpene là spathulenol (DT7) cùng với 03 hợp chất sterol ß-sitosterol (DT8), stiryst-22-en-3β-ol (DT9) và stiryst-4-en-3- một (DT10)  từ cành lá loài Huỳnh đàn báp (Dysoxylum tpongense). Đã phát hiện hợp chất stiryst-4-en-3-one (DT10), có tác dụng chủ vận LXR với giá trị EC50 là 7,09 ± 0,97 (µM). Các hợp chất triterpenoid 3-O- axetat aglinin C (DT1), aglinin C (DT2) và 24-epi-cabraleadiol (DT4) cho thấy tác dụng ức chế sự hoạt hóa của yếu tố viêm NF-kB do TNF-a gây ra trên tế bào HepG2 với giá trị IC50 lần lượt là 12,45, 13,95 và 23,32 µM. Các hợp chất này còn ức chế biểu hiện enzyme iNOS. Con đường LXR – NF-kB –iNOS có mối quan hệ chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng trong viêm và xơ vữa động mạch. Vì vậy, các phát hiện cho thấy rằng các hợp chất từ D. tpongense có thể là chất chủ vận LXR tiềm năng.
- Đã sàng lọc hoạt tính của 04 hợp chất flavonoid từ rễ loài thông lá dẹt (Pinus krempfii) gồm tectochrysin (PK1), galangin (PK2), strobopinin (PK3) and cryptostrobin (PK4) . Đã phát hiện hợp chất tectochrysin (PK1) và galangin (PK2) có tác dụng ức chế AChE và BChE trên in vitro in silico trong điều trị rối loạn thần kinh. Do đó, nghiên cứu này đã đóng góp kết quả mới cho việc khám phá thuốc và phát triển các chất có tác dụng bảo vệ thần kinh và đặc biệt là điều trị bệnh Alzheimer’s.
- Đã hỗ trợ đào tạo được 01 cử nhân Học viện nông nghiệp Việt Nam.

 

Những đóng góp mới

- Lần đầu tiên phát hiện các hợp chất triterpenoid 3-O-axetat aglinin C (DT1), aglinin C (DT2) và 24-epi-cabraleadiol (DT4) cho thấy tác dụng ức chế rõ rệt nhất đối với hoạt hóa NF-kB do TNF-a.
- Lần đầu tiên phát hiện tác dụng làm ức chế nồng độ acetylcholine của 4 hợp chât flavonoids từ rễ loài thông lá dẹp (Pinus krempfii) trong định hướng hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.

*** Sản phẩm cụ thể giao nộp:
- Các bài báo đã công bố (liệt kê):
1.    Pham N. K., Bui H. T., Tran T. H., Hoang T. N. A., Vu T. H., Do D. T., Kim Y. H., Song S. B., To D. C., Nguyen M. C. - Dammarane triterpenes and phytosterols from Dysoxylum tpongense Pierre and their anti-inflammatory activity against liver X receptors and NF-κB activation. Steroids, 175 (2021) 108902. https://doi.org/10.1016/j.steroids.2021.108902.
2.    Cuong N. M., Khanh P. N., Nhung L. T. H., Ha N. X., Huong T. T., Bauerova K., Kim Y. H., Tung D. D., Thuy T. T., Anh N. T. H. - Acetylcholinesterase inhibitory activities of some flavonoids from the root bark of Pinus krempfii Lecomte: in vitro and in silico study. Journal of biomolecular structure & dynamics, (2023) 1-14. 10.1080/07391102.2023.2223664.
- Đào tạo: 01 cử nhân Nguyễn Thị Hải Yến, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

 

Kiến nghị

Từ dự án hợp tác quốc tế này, chúng tôi đã xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nhà khoa học tại Slovakia. Nhiệm đã đạt được nhiều kết quả và nhiều đóng góp mới, đặc biệt là việc phát hiện nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm từ cây thuốc ở Việt Nam.
Kiến nghị:
- Tiếp tục nghiên cứu tác dụng chống viêm trên in vivo của các cao chiết tiềm năng như Huỳnh đàn báp (Dysoxylum tpongense), Đại hoàng (Rheum officinale Baill.) và Thông lá dẹt (Pinus krempfii), Địa long (Ophiopogon fruticulosus) và lá Sen (Nelumbo nucifera).
- Tiếp tục mở rộng nghiên cứu sang giai đoạn II để tìm hướng phát triển cây thuốc và hoạt chất tiềm năng kháng viêm đã được phát hiện trong nhiệm vụ này.

 

Ảnh nổi bật đề tài
1711510129232-pnkhanh24.jpg