Thông tin Đề tài

Tên đề tài Trang bị cơ sở, thiết bị phân tích hiện đại và đào tạo nhân lực nhằm tăng cường năng lực phân tích thí nghiệm và nghiên cứu địa chất và khoáng sản của Trung tâm Phân tích thí nghiệm, Viện Khoa học quốc gia Lào
Mã số đề tài QTLA01.02/21-22
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Địa chất
Cơ quan phối hợp Viện Khoa học Quốc gia Lào
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế
Họ và tên Trần Thị Hường và Nakhonekham Xaybuoangeun
Thời gian thực hiện 01/06/2021 - 30/06/2023
Tổng kinh phí 200 triệu
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

(1) Đào tạo các cán bộ của Trung tâm Phân tích Thí nghiệm thuộc Viện Khoa học Quốc gia Lào nắm được các phương pháp nghiên cứu và phân tích thí nghiệm cơ bản (phương pháp thạch học và XRF) để làm chủ được các thiết bị đang có.
(2) Làm sáng tỏ đặc điểm thạch học và địa hóa đá basalt khu vực Bolaven, Nam Lào
10. Các kết quả chính thu được:
Đón một đoàn vào gồm hai cán bộ khoa học trẻ, thành viên tham gia đề tài phía Lào để tham gia lớp đào tạo tại Viện Địa chất. Đã đào tạo và hướng dẫn hai học viên khoa học Lào khả năng nhận biết và hiểu các phương pháp phân tích các đối tượng địa chất và khoáng sản. Các học viên nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị mẫu địa chất đúng đắn cho các nghiên cứu địa hoá, hiểu được qui trình phân tích đối với từng phương pháp như kính hiển vi phân cực, XRF, XRD, SEM, và EPMA. Các học viên được tìm hiểu và thực hành các hệ máy phân tích tại Viện Địa chất. Ngoài ra, các học viên được  thăm quan và tìm hiểu các hệ máy phân tích tại Liên đoàn Xạ hiếm thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Đã gia công lát mỏng và phân tích bằng phương pháp XRF cho 20 mẫu đá basalt
Đã công bố một bài báo trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển (Vietnam Journal of Marine Science and Technology), và một bài đã được chấp nhận đăng vào số tháng 10/2023.

 

Kết quả chính của đề tài

Bất kể những khó khăn khách quan như Bộ Khoa học và Công nghệ Lào sáp nhập và thành Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, sự thay đổi về nhân sự của chủ nhiệm phía đối tác Lào, và sự khủng khoảng kinh tế tại phía Lào, phía Việt Nam đã rất cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ đăng ký. Sau nhiều lần nỗ lực liên lạc, các thành viên Việt Nam đã thành công thuyết phục các cán bộ khoa học Lào tham gia khoá đào tạo và thực hành máy phân tích tại Viện Địa chất. Dù không tổ chức được đoàn ra, đề tài đã linh hoạt sử dụng các mẫu đá basalt được thu thập năm 2018 trong khuôn khổ hợp tác Việt-Lào, nhiệm vụ của đề tài do đó đã hoàn thành, thu được nhiều kết quả tốt đúng kế hoạch ban đầu, là tiền đề thuận lợi cho những hợp tác trong tương lai giữa Việt Nam và Lào.
Những đóng góp mới của Nhiệm vụ là:
- Giúp các cán bộ Lào phát triển khả năng phân tích, đào tạo chuyên gia phân tích thí nghiệm trong lĩnh vực địa chất khoáng sản.
- Bồi dưỡng khả năng xử lý số liệu phân tích và viết báo khoa học
- Tăng cường hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam và Lào
- Làm cơ sở khoa học để Nhà nước Việt Nam có chính sách hỗ trợ hiệu quả cho bạn Lào trong phát triển khoa học và kinh tế xã hội.

*** Sản phẩm cụ thể giao nộp:
Các bài báo đã công bố:
-    01 bài trên tạp chí VAST2
Nguyen Hoang, Shinjo Ryuichi, Tran Thi Huong, Le Duc Luong, Le Duc Anh. Mantle geodynamics and source domain of the East Vietnam Sea opening- induced volcanism in Vietnam and neighboring regions. Vietnam Journal of Marine Science and Technology; Vol. 21, No. 4; 2021: 393–417. DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/16856 https://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst.
-    01 bài được chấp nhận đăng trên tạp chí VAST2, số tháng 10/2023
Nguyen Hoang, Tran Thi Huong, Somsanith Duangpaseuth, Sakhone Keovilay, Cu Sy Thang, 2023. Pleistocene- Quaternary basalts in the Bolaven Plateau (Southern Laos): An Indo-Eurasian collision-induced magmatism? Vietnam Journal of Marine Science and Technology (accepted for publication).
Các sản phẩm khác:
- Bộ kết quả phân tích mẫu thạch học và thành phần hoá học bằng XRF 20 mẫu đá basalt Bolaven
- Tài liệu hướng dẫn “Quy trình gia công và phân tích mẫu thạch học và XRF”
- Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích (liệt kê nếu có): không
- Đào tạo: Lớp đào tạo ngắn hạn 2 cán bộ khoa học Lào về qui trình gia công, phân tích mẫu thạch học và XRF.

 

Địa chỉ ứng dụng Viện Địa chất, Viện HLKH&CN Việt Nam.
Kiến nghị

Tiếp tục thực hiện các đề tài Việt-Lào để có điều kiện giúp đỡ bồi dưỡng các nhà khoa học non trẻ của Lào trở thành những nhà nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản có năng lực và kinh nghiệm thực tế.

 

Ảnh nổi bật đề tài
1711334987033-tthuong.jpg