Thông tin Đề tài

Tên đề tài Hỗ trợ chuyển giao hệ thống quản lý chất lượng và đề xuất chính sách kiểm soát ô nhiễm không khí tại một số địa phương của Việt Nam
Mã số đề tài QTAT01.01/19-20
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ
Cơ quan phối hợp Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế, (IIASA), CH Áo
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế
Họ và tên PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt và TS. Markus Amann
Thời gian thực hiện 01/06/2019 - 30/06/2022
Tổng kinh phí 200 triệu đồng
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

Mục tiêu tổng thể của dự án hợp tác là hỗ trợ và tăng cường phát triển một cộng đồng nghiên cứu đa ngành tại Việt Nam nhằm góp phần hỗ trợ giải quyết vấn đề chất lượng không khí. Cụ thể như sau:
a) Chuyển giao và ứng dụng thử nghiệm mô hình GAINS tại một tỉnh miền Bắc Việt Nam (dự kiến tỉnh Hưng Yên) định hướng tối ưu hóa chi phí lợi ích (đào tạo nhân lực, hướng dẫn sử dụng mô hình, theo dõi quy trình thực hiện và đánh giá hoạt động)
b) Trên cơ sở kết quả đánh giá hoạt động thử nghiệm, hai bên tiếp tục phát triển và hoàn thiện mô hình GAINS gồm các tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương tại Việt Nam;
c) Hỗ trợ đề xuất các chính sách giảm thiểu và quản lý ô nhiễm không khí phù hợp với điều kiện của các địa phương tại Việt Nam

 

Kết quả chính của đề tài

-    Nhiệm vụ đã cập nhật và mở rộng thêm một số tính năng của GAINS bao gồm tích hợp kết nối dữ liệu với phần mềm Craft Village, tối ưu hóa chi phí lợi ích. Với chỉ tiêu bụi mịn PM2.5, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lai nếu không có các biện pháp cải thiện kịp thời, đến năm 2030 PM2.5 ở miền Bắc có thể cao hơn 25-30% so với năm 2020. Đồng nghĩa với việc khoảng 85% dân số ở đây sẽ phải tiếp xúc với chất lượng không khí không đạt tiêu chuẩn quốc gia về PM2.5.
-    Bước đầu thực hiện nghiên cứu xây dựng kịch bản cơ sở tại Hưng Yên trên mô hình GAINS, nhóm nghiên cứu nhận thấy những kết quả dự báo tương đối phù hợp. Kết quả mô hình hóa cho thấy, với việc sử dụng ngân sách địa phương, mức chi phí để kiểm soát khí thải với mức đầu tư qua các năm là thấp nhất, chỉ khoảng 75 triệu Euro/năm vào năm 2030. Trong khi với mức vay vốn lãi suất là 10% thì mức chi phí để kiểm soát khí thải tương ứng khoảng 110 triệu Euro/năm và hơn gấp đôi so với mức tối ưu, đạt gần 175 triệu Euro/năm vào năm 2030 tương ứng với mức lãi suất 20%.
-    Trên cơ sở các kịch bản mô phỏng, nhóm nghiên cứu đã đề xuất dự thảo tóm lược khuyến nghị chính sách về kiểm soát ô nhiễm không khí tại một địa phương ở Việt Nam, cụ thể là tỉnh Hưng Yên nhằm kiểm soát hiệu quả hơn ô nhiễm không khí trên cơ sở tính toán chi phí và lợi ích kinh tế.

 

Những đóng góp mới

*** Sản phẩm cụ thể giao nộp
- Các bài báo đã công bố (liệt kê): 02 bài báo quốc tế SCIE:
1.    Lieu Thi Tran, Tien Cao Kieu, Hien Minh Bui, Nghia Trong Nguyen, Thuy Thi Thu Nguyen, Dat Tien Nguyen, Trung Quang Nguyen, Huong Thi Anh Nguyen, Tuyen Huu Le, Shin Takahashi, Minh Binh Tu, Anh Quoc Hoang. Polybrominated diphenyl ethers in indoor dusts from industrial factories, offices, and houses in northern Vietnam: Contamination characteristics and human exposure. Environmental Geochemistry and Health, 44, 2375–2388 (2022). DOI: 10.1007/s10653-021-01026-6  (SCIE, IF 4,89)
2.    Huong Le Quang, Thao Pham Thi Phuong, Minh Bui Quang, Dat Nguyen Tien, Thao Nguyen Thanh, My Nguyen Ha, Hikari Shimadera, Akira Kondo, Mui Luong Viet and Trung Nguyen Quang. Comprehensive analysis of organic micropollutants in fine particulate matter in Hanoi Metropolitan area, Vietnam.  Atmosphere, 13(12), 2088 (2022). DOI:10.3390/atmos13122088 (SCIE, IF 3,11)
- Các sản phẩm:
+ Báo cáo tóm lược khuyến nghị chính sách về kiểm soát ô nhiễm không khí tại một địa phương ở Việt Nam
+ Ứng dụng Craft Village trên điện thoại thông minh
- Đào tạo: 01 ThS

 

Địa chỉ ứng dụng

Nhiệm vụ đã thành công trong việc xây dựng cơ sở hợp tác, trao đổi về mặt khoa học giữa VAST và IIASA, kết hợp được nguồn nhân lực nghiên cứu của bên, bước đầu xây dựng một cộng đồng nghiên cứu đa ngành nhằm giải quyết các vấn đề về ô nhiễm không khí với sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài VAST. Nhiệm vụ này hợp tác IIASA với nhằm phát triển mô hình GAINS tại Việt Nam với mục đích đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề về ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các địa phương tại khu vực phía Bắc Việt Nam. Các kết quả bước đầu của dự án đã cho thấy sự thành công trong hợp tác khoa học giữa hai viện nghiên cứu. Dự án này sẽ đặt nền tảng vững chắc cho các hoạt động hợp tác khoa học sâu rộng hơn giữa hai viện cũng như mở rộng sự hợp tác ra các viện nghiên cứu khác có cùng mối quan tâm trong giai đoạn sắp tới để cùng hợp tác trong lĩnh vực quản lý chất lượng không khí. Trên cơ sở các kịch bản mô phỏng, nhóm nghiên cứu đã đề xuất dự thảo tóm lược khuyến nghị chính sách về kiểm soát ô nhiễm không khí tại một địa phương ở Việt Nam, cụ thể là tỉnh Hưng Yên nhằm kiểm soát hiệu quả hơn ô nhiễm không khí trên cơ sở tính toán chi phí và lợi ích kinh tế.

 

Kiến nghị

-    Sử dụng công cụ mô hình hóa hỗ trợ việc xây dựng các chính sách về kiểm soát chất lượng không khí là cách tiếp cận tiên tiến, khoa học đã được nhiều quốc gia, địa phương áp dụng thành công. Đối với trường hợp của Việt Nam, cách tiếp cận này đã được thử nghiệm thông qua nhiệm vụ hợp tác quốc tế giữa VAST và IIASA cho thấy tính khả thi của việc áp dụng cách tiếp cận này ở mức độ địa phương cũng như quốc gia. Khi các địa phương xây dựng các chính sách/kế hoạch về quản lý chất lượng không khí thì đây là một cách tiếp cận/công cụ nên được cân nhắc để áp dụng để có thể đánh giá được tác động của các chính sách một cách toàn diện và tổng thể.
-    Để có thể áp dụng công cụ mô hình hóa một cách hiệu quả, các địa phương nên tiến hành xây dựng các bộ cơ sở dữ liệu về hoạt động phát thải nhằm lưu trữ thông tin phục vụ công tác kiểm kê phát thải, là một đầu vào quan trọng của mô hình.
Mặc dù cần có thêm các đề xuất chính sách cụ thể từ các công cụ phân tích chi tiết của GAINS-Việt Nam, phân tích ban đầu cho thấy một loạt các thay đổi về mặt chính sách có thể mang lại những cải thiện đáng kể về chất lượng không khí trong khu vực; và tiến gần hơn đến tiêu chuẩn chất lượng không khí của tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chiến lược hiệu quả về kinh tế cần kết hợp các biện pháp kỹ thuật kiểm soát và các chính sách thúc đẩy thay đổi nguồn năng lượng sạch như sử dụng công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, chuyển đổi sang các nhiên liệu thân thiện môi trường hơn. Công cụ GAINS-Việt Nam, một khi được thực hiện chi tiết với các dữ liệu địa phương được thu thập dựa trên các khảo sát, thống kê sẽ giúp xác định các chiến lược chính sách cải thiện chất lượng không khí hiệu quả.

 

Ảnh nổi bật đề tài
1711334588446-ntdat.jpg