Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu tác dụng kháng virus gây bệnh trên lợn của các hoạt chất phân lập từ loài Trứng Cuốc (Stixis scandens Lour.) ở Việt Nam
Mã số đề tài ĐLTE00.07/21-22
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hoá học
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Đa dạng sinh học và các hợp chất có hoạt tính sinh học (VAST04)
Họ và tên ThS. Trần Thị Yến
Tổng kinh phí 600 triệu đồng
Xếp loại Đạt loại B
Mục tiêu đề tài

- Nghiên cứu đầy đủ về thành phần hóa học của cây Trứng cuốc Stixis scandens Lour. bằng các phương pháp sắc ký và vật lý hiện đại.
- Nghiên cứu tác dụng kháng virus gây bệnh trên lợn (tiêu chảy cấp PED và bệnh tả châu Phi ASF) của các thành phần hóa học phân lập được từ loài thực vật nghiên cứu.
- Nghiên cứu qui trình chiết xuất một số hợp chất chính có mặt trong loài thực vật nghiên cứu, từ đó làm chất chỉ thị trong việc xác định hàm lượng, và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá nguyên liệu phục vụ cho các nghiên cứu về sau.

Kết quả chính của đề tài
- Về khoa học: 
+ Từ mẫu cây Trứng quốc: (3R,9R)-3,9-dihydroxy-megastigman-5-ene 3-O-primeveroside (1) new, Icariside B1(2), Q-3-glu-2-rhamnoside(3), K-3-glu-2-rhamnoside(4), Bergenin (5), Icariside B5(6), Benzyl alcohol β-D-glucopyranoside(7), K-3-glu-7-rham(8), Adenosine(9), (3R,9S)-3,9-dihydroxy-megastigman-5-ene 3-O- glucopyranoside (10) new, Quercetin 3-O-β-D-glucopyranoside (11), cis-syringin(12), Ginsenoside rg1(13), stixilenin(14) new ,5′-O-β-D-glucopyranosyl-dihydroascorbigen (15), (+)-lyoniresinol 3α-O-β-D-glucopyranoside (16), Quercitrin (17), trans-syringin (18), và Scandemide (19) new. Trong đó các chất (3R,9R)-3,9-dihydroxy-megastigman-5-ene 3-O-primeveroside (1), (3R,9S)-3,9-dihydroxy-megastigman-5-ene 3-O- glucopyranoside (10), stixilenin (14), Scandemide (19) là các chất lần đầu tiên được phân lập từ tự nhiên. Đây cũng là lần đầu tiên thành phần hóa học của lá cây Trứng quốc được nghiên cứu.
+ Đã thử hoạt tính ức chế sản sinh nitric oxide của 17 hợp chất phân lập được, kết quả cho thấy có 5 hợp chất  Q-3-glu-2-rhamnoside (3), cis-Syringin (12), Stixilenin (14), Icariside B5 (6), Bergenin (5)  đã thể hiện hoạt tính ức chế sản sinh NO với giá trị IC50 từ 43.17 – 95.91 µM. trong đó hợp chất cis-Syringin (12) cho hoạt tính tiềm năng nhất với giá trị IC50 = 43.17±1.16 µm.
+ Đã kiểm tra khả năng bất hoạt virus PED của cao chiết thô và các chất phân lập từ cây Trứng quốc. Kết quả cho thấy cả 14 chất từ nồng độ 1/20 đều an toàn với tế bào Vero, và cả 14 chất chiết ở nồng độ 1/20 không có khả năng bất hoạt PEDV 104TCID50/ml trong 60 phút. Và mẫu dịch chiết thô cây Trứng quốc trong ethanol có khả năng ức chế hoạt tính của virus PED ở nồng độ tối thiểu là 0,15 μg/ml, trong đó mẫu chiết thô cây Trứng quốc trong nước có khả năng ức chế hoạt tính của virus PED ở nồng độ tối thiểu là 1,25 mg/ml.
+ Đã đăng 01 bài trên tạp chí SCI-E (Natural Product Communications) và 01 bài trên Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học Việt Nam (có giấy chấp nhận đăng).
Về ứng dụng:
+ Đã xây dựng được quy trình phân lập Syringin từ loài Trứng Cuốc (Stixis scandens Lour.) quy mô phòng thí nghiệm.
Những đóng góp mới

- Lần đầu tiên thành phần hóa học của lá cây Trứng quốc được nghiên cứu.
- Phân lập 04 hợp chất mới chất mới được phân lập từ loài này.
- Lần đầu tiên nghiên cứu đánh giá hoạt tính ức chế sinh NO của các hợp chất phân lập được từ cây trứng quốc.
- Lần đầu tiên nghiên cứu đánh giá tác dụng bất hoạt của cao chiết thô và  các hợp chất phân lập được từ cây trứng quốc ở các nồng độ an toàn tế bào chống lại virus PED.

Kiến nghị

Nghiên cứu sâu hơn về khả năng ức chế virus PED, tạo tiền đề ứng dụng sản phẩm của đề tài làm sản phẩm hỗ trợ kháng virus PED.

Ảnh nổi bật đề tài
1710748684300-5.tranthiyen.png