Thông tin Đề tài

Tên đề tài Sử dụng quần xã tuyến trùng để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và phát triển bền vững cây cà phê ở Tây Nguyên
Mã số đề tài ĐL0000.03/21-23
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài độc lập cấp Viện Hàn lâm KHCNVN
Họ và tên TS. Nguyễn Thị Ánh Dương
Thời gian thực hiện 01/01/2021 - 31/12/2023
Tổng kinh phí 1.5 tỷ đồng
Xếp loại Đạt loại A
Mục tiêu đề tài

1. Đánh giá sự thay đổi cấu trúc quần xã tuyến trùng tại các vùng trồng cà phê đặc trưng ở Tây Nguyên trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
2. Nghiên cứu thành phần các loài tuyến trùng kí sinh gây hại đối với cây cà phê tại các vùng trồng cà phê đặc trưng ở Tây Nguyên, từ đó đưa ra các giải pháp phòng trừ để phát triển bền vững cây cà phê.

Kết quả chính của đề tài

-    Về khoa học:
+ Đề tài xác định được đa dạng thành phần loài tuyến trùng tại sinh cảnh cây cà phê của: Kết quả phân tích thành phần loài của quần xã tuyến trùng sống tại các địa điểm đã xác định được 77 loài trong đó: tại Đắk Lắk ghi nhận được 61 loài/dạng loài thuộc 50 giống, 28 họ và 7 bộ. Tại Lâm Đồng xác định được 62 loài/dạng loài thuộc 47 giống, 27 họ và 7 bộ.
Nghiên cứu ghi nhận hai loài tuyến trùng mới sống tự do trong đất: Aporcella coffea (Nguyễn và cộng sự, 2023) và Aporcella daklakensis (Nguyễn và cộng sự, 2023) thuộc giống Aporcella cho khoa học.
Các giống/ loài chiếm ưu thế ở sinh cảnh nhiệt độ tăng lên (cà phê trẻ) là các loài phân bố rộng như (Chitwoodius), có tính thích nghi cao với những thay đổi của điều kiện môi trường (Rhabditis, Caenorhabditis) và các loài tuyến trùng ký sinh thực vật (Pratylenchus, Meloidogyne).
- Đề tài cũng đã xác định được các nhóm tuyến trùng gây hại đối với cây cà phê như: Helicotylenchus là giống có số loài nhiều nhất (5 loài), tiếp theo là các giống Aphelenchoides, Ditylenchus, Criconemella và Pratylenchus (4 loài). Các giống Xiphinema, Aphelenchus và giống Discocriconemella đều ghi nhận 2 loài và các giống còn lại mỗi giống ghi nhận 1 loài.
Sự đa dạng trong thành phần loài tuyến trùng ký sinh càng thấp thì tỉ lệ nhiễm các nhóm ký sinh có tính chuyên biệt càng cao (Meloidogyne incognita  và  Pratylenchus coffeae), tương ứng với khả năng bùng phát dịch cao.
-    Về ứng dụng:
    + Trên cơ sở phân tích cấu trúc quần xã tuyến trùng, kết quả cho thấy quần xã tuyến trùng ảnh hưởng bời yếu tố nhiệt độ do đó kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể ứng dụng trong chỉ thị sinh học về môi trường và biến đổi khí hậu.
    + Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn là cơ sở phòng trừ tuyến trùng ký sinh gây hại phát triển bền vững cây cà phê. Dựa trên mối quan hệ giữa mật độ tuyến trùng ban đầu và sản lượng cà phê dự kiến mà mục tiêu của cơ sở phòng trừ tuyến trùng trên cây cà phê bao gồm: (1) giảm mật độ quần thể tuyến trùng ban đầu và (2) giảm số cây trồng bị nhiễm tuyến trùng.
    + Tại các vườn cà phê, đặc biệt đối với các khu vực chuyên canh, độc canh, một hoặc nhiều biện pháp phòng trừ tuyến trùng tổng hợp (IPM) có thể được sử dụng. Các biện pháp phòng trừ cụ thể, chuyên biệt, đặc biệt là các phương pháp phòng trừ sinh học đã từng bước được áp dụng rộng rãi cho thấy hiệu quả rõ rệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mục tiêu phát triển bền vững cây cà phê.

 

Những đóng góp mới

Cập nhật mới nhất về tính đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã tuyến trùng tại hai khu vực nghiên cứu Đắk Lắk Lâm Đồng.
+ Đề tài đã phát hiện và công bố 02 loài mới loài tuyến trùng sống tự do trong đất mới cho khoa học: Aporcella daklakensis, Aporcella coffeae.
+ Đề tài đã đề xuất các nhóm biện pháp phòng trừ tuyến trùng ký sinh gây hại và phát triển bền vững cây cà phê.

***  Sản phẩm cụ thể giao nộp:
-    01 báo cáo về thành phần loài và ảnh hưởng của sinh cảnh tới quần xã tuyến trùng với tổng số 77 loài cập nhật đầy đủ tên khoa học và sự phân bố của các loài này tại các sinh cảnh cây cà phê khác nhau ở Đắk Lắk và Lâm Đồng.
-    01 hồ sơ loài (gồm 18 loài, vượt số lượng đăng kí là 10 loài), bao gồm mô tả chi tiết, bảng số liệu đo vẽ, hình ảnh của các loài tuyến trùng.
- Sản phẩm bài báo: Đề tài công bố được 02 bài báo thuộc danh mục SCIE (Vượt chất lượng bài báo, thuộc danh mục Q2, impact factor >1)
1. Thi Anh Duong Nguyen, Thi Xuan Phuong Nguyen, Dinh Tu Nguyen & Reyes Peña–Santiago. (2023). Description of Aporcella coffeae sp. nov. (Nematoda: Dorylaimida: Aporcelaimidae), associated with coffee plantations in Central Highland of Vietnam. Annales Zoologici 73(2): 153-159.
2. Thi Anh Duong Nguyen, Ha Hoang, Hoang Ha Chu & Reyes Peña–Santiago (2023). Description of Aporcella daklakensis sp. n. (Nematoda: Dorylaimida: Aporcelaimidae), associated with coffee plantations in Central Highland of Vietnam. Zootaxa 5297 (3): 427-434.
- Các sản phẩm khác (nếu có): Về đào tào: Hỗ trợ đào tạo 01 thạc sĩ thuộc Quản lý tài nguyên và môi trường (Tài nguyên động vật) đã có bằng.

Kiến nghị

- Đối với các nghiên cứu tiếp theo: mở rộng khu vực nghiên cứu đối với các vùng trồng cà phê khác ví dụ như khu vực trồng cà phê ở miền Bắc (Sơn La)…Kéo dài thời gian nghiên cứu và thu mẫu lặp lại
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này trong việc phát triển các nhóm sinh vật đất dùng chỉ thị sinh học về môi trường và biến đổi khí hậu, đặc biệt đối với nhóm tuyến trùng thực vật phòng trừ tuyến trùng hại cà phê.

Ảnh nổi bật đề tài
1706586963191-anhduong.jpg