Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu các đặc tính hóa lý, cấu trúc hóa học và đặc tính sinh học của pectin từ một số loài cỏ biển Khánh Hòa
Mã số đề tài VAST06.06/20-21
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Khoa học và Công nghệ biển (VAST06)
Họ và tên TS. Phạm Đức Thịnh
Thời gian thực hiện 01/01/2020 - 31/12/2022
Tổng kinh phí 600 triệu đồng
Xếp loại Chọn
Mục tiêu đề tài

- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu tìm kiếm nguồn các hợp chất mới có hoạt tính sinh học từ cỏ biển, nhằm mục đích ứng dụng thành các sản phẩm có giá trị dược dụng và kinh tế cao từ tài nguyên biển theo định hướng phát triển kinh tế biển Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể: đánh giá các đặc tính hóa lý, cấu trúc hóa học và một số hoạt tính sinh học của hợp chất pectin được phân lập từ một số loài cỏ biển phổ biến ở vùng biển Khánh Hòa

Kết quả chính của đề tài

- Về khoa học: Lần đầu tiên một số loài cỏ biển biển Việt Nam được thu nhận để chiết xuất, đánh giá hoạt tính sinh học của pectin trong đó có hoạt tính chống oxy hóa và hoạt tính gây độc tế bào. Các kết quả thu được từ nghiên cứu này cho thấy rằng cỏ biển Việt Nam là một nguồn tiềm năng cho việc nghiên cứu phát hiện các hợp chất mới có hoạt tính sinh học có khả năng phát triển thành vật liệu sinh học cho các ứng dụng tiếp theo trong lĩnh vực thực phẩm chức năng và thuốc. 
- Về ứng dụng: Các kết quả thu được từ nghiên cứu này cho thấy pectin từ cỏ biển Việt Nam là một nguồn tiềm năng cho việc nghiên cứu phát triển thành vật liệu sinh học cho các ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm chức năng và thuốc. Việc tiếp tục nghiên cứu thêm về hoạt tính sinh học và mối quan hệ hoạt tính sinh học của pectin là cần thiết, đồng thời tiến hành các thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả của ứng dụng pectin cỏ biển theo định hướng phát triển dược liệu biển. Từ đó, có những đề xuất về việc quản lý và sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lợi cỏ biển ở Việt Nam.

Những đóng góp mới

Việt Nam đươc công bố. Đó là pectin chiết từ loài cỏ biển E. acoroides đã được phân đoạn để phân tích cấu trúc. Hai dạng pectin đã được thu nhận sau khi sử dụng sắc ký trao đổi ion, trong đó một phân đoạn có cấu trúc đơn giản là (1→4)-α-D-galacturonan, phân đoạn thứ 2 có cấu trúc được tạo nên bởi các gốc 1→3-linked α-D-GalpUA; 1→4-linked α-D-GalpUA và 1→4-linked β-apiose cùng với sự có mặt của các gốc galactose và rhamnose ở vị trí C2/C3. 

Kiến nghị

Các kết quả thu được từ nghiên cứu này cho thấy rằng cỏ biển Việt Nam là một nguồn tiềm năng cho việc nghiên cứu phát hiện các hợp chất mới có hoạt tính sinh học có khả năng phát triển thành vật liệu sinh học cho các ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm chức năng và thuốc. Việc tiếp tục nghiên cứu thêm về hoạt tính sinh học và mối quan hệ hoạt tính sinh học của pectin là cần thiết, đồng thời tiến hành các thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả của ứng dụng pectin cỏ biển theo định hướng phát triển dược liệu biển. Từ đó, có những đề xuất về việc quản lý và sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lợi cỏ biển ở Việt Nam.

Ảnh nổi bật đề tài
1703237628419-134.png