Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nâng cao chất lượng Tạp chí Khoa học và Công nghệ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo các tiêu chuẩn quốc tế (giai đoạn 2021 - 2025
Mã số đề tài .
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Họ và tên GS. TS. Thái Hoàng
Thời gian thực hiện 01/01/2021 - 31/12/2025
Tổng kinh phí 6.405.000.000 đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Mục tiêu chung của Đề án: i, Nâng cao thứ hạng của Tạp chí theo các hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) trích dẫn các tạp chí khu vực Đông Nam Á - ACI, Hệ thống  trích dẫn các tạp chí quốc tế  SCOPUS, Web of Science (WoS).ii, Nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng quản trị tạp chí trực tuyến theo chuẩn quốc tế. iii, Nâng cao năng lực quản trị và biên tập của các thành viên tham gia. Mục tiêu cụ thể: i,  Tạp chí VJSTcó một Hội đồng biên tập (HĐBT) gồm các chuyên gia trong nước và quốc tế thuộc 5 lĩnh vực KH-CN liên quan có thành tích nghiên cứu/công bố đạt chuẩn mực khoa học quốc tế, có nhiệt tình và tâm huyết với công tác tạp chí khoa học. ii, Thu hút nhiều bài báo, đánh giá nghiêm túc và công bố đúng kỳ và đúng chuẩn, có khoảng 75 - 80 bài báo chất lượng tốt/năm. iii,  Tăng cường trang bị hạ tầng, đào tạo kỹ năng và thiết lập và thực thi được quy trình làm việc của bộ phận thường trực xuất bản đủ tính chuyên nghiệp như yêu cầu của một tạp chí quốc tế. Mục tiêu cuối cùng của  VJST: vào cuối năm 2025 là duy trì được vị trí trong hệ thống trích dẫn ACI, xây dựng hồ sơ đủ chất lượng đáp ứng các tiêu chí của hệ thống trích dẫn CSDL  SCOPUS hoặc WoS.

Kết quả chính của đề tài

- Đã xây dựng HĐBT là các nhà khoa học tiêu biểu, có công bố quốc tế tốt ở 5 lĩnh vực xuất bản của Tạp chí VJST với tỷ lệ các thành viên người nước                      ngoài 51 %.
- Các bài gửi Tạp chí đã được phản biện đúng quy trình peer – review quốc tế, biên tập và  xuất bản đúng thời hạn bằng phần mềm Open Journal Systems (OJS) được nâng cấp của Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Theo đó, đã có giao diện trang chủ, giao diện bài báo đăng trên số mới (oneline first), giao diện về thông tin hướng dẫn tác giả của Tạp chí VJST, mẫu email mời phản biện, mẫu email chấp nhận đăng bài báo sau khi nâng cấp, hỗ trợ các thao tác của tác giả, biên tập viên chuyên mục, phản biện thuận lợi hơn.
- Tỷ lệ người phản biện quốc tế/số bài được phản biện đã tăng so với năm 2021 trở về trước, đạt  8,67 % (tháng 6/2023). Tỷ lệ tác giả quốc tế/số bài gửi đã tăng so với năm 2021 trở về trước, đạt  29 % (tháng 6/2023).
- Đã xây dựng hồ sơ đủ số lượng, chất lượng, nộp đăng ký và đã được công nhận vào Hệ thống CSDL quốc tế đạt chuẩn là SCOPUS  trước 3 năm so với dự kiến (tháng 12/2022). Vào tháng 6/2023, Tạp chí có chỉ số CiteScore 0,5 (theo Hệ thống SCOPUS thống kê), chỉ số H-Index: 5 (Q4, theo Hệ thống Scimago thống kê).
- Tạp chí VJST vẫn tiếp tục có mặt trong Hệ thống CSDL ACI với yêu cầu chất lượng cao hơn so với năm 2021 trở về trước (thông báo tháng 7/2023).

 

Kiến nghị

- Tạp chí VJST kiến nghị Lãnh đạo Viện Hàn lâm và Nhà xuất bản thuê phần mềm phản biện, biên tập, xuất bản trực tuyến chuyên nghiệp (ví dụ, phần mềm của ScholarOne/Clarivate) hoặc tiếp tục nâng cấp phần mềm OJS đã có cho các tạp chí có nhu cầu như VJST.  Nhà xuất bản sớm hoàn thiện trang Web bằng tiếng Anh của Nhà xuất bản; trong đó có thông tin chủ yếu của Nhà xuất bản  và VJST; hỗ trợ, bố trí trị sự chung cho các tạp chí của Viện  Hàn lâm.  
- Đề nghị Lãnh đạo Nhà xuất bản kiến nghị với các HĐGS ngành/liên ngành tính điểm tối đa 1,5 điểm cho các bài báo được đăng trên Tạp chí VJST từ năm 2023 trở đi.
- Đề nghị Lãnh đạo Viện Hàn lâm bố trí kinh phí hoạt động cho Tạp chí giống như các tạp chí VAST1 khác sau khi Dự án này được nghiệm thu.