Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu xác định sự có mặt của các hợp chất có hoạt tính diệt tế bào ung thư từ một số cây dược liệu tự nhiên và các vi nấm nội sinh trên cây dược liệu
Mã số đề tài TĐCNSH.06/20-22
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hóa sinh biển
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài, dự án trọng điểm cấp Viện HLKHCNVN
Họ và tên TS. Ninh Thị Ngọc
Thời gian thực hiện 01/01/2020 - 31/12/2022
Tổng kinh phí 7000 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Tìm kiếm các hoạt chất (vinblastine, huperzine A, paclitaxel, camptothecin, podophyllotoxin và một số hợp chất khác) từ một số cây dược liệu tự nhiên ở Việt Nam và các vi nấm nội sinh ở các dược liệu này

Kết quả chính của đề tài

-    Đã thu mẫu, xác định tên khoa học và tạo tiêu bản 13 mẫu dược liệu
-    Đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 59 hợp chất sạch từ 5 mẫu dược liệu: Thông đỏ nam (Taxus wallichiana), Lài trâu (Tabernaemontana bovina), Mộc thông (Iodes cirrhosa), Bổ béo (Gomphandra tonkinensis), Tùng xà (Juniperus chinensis)
-    Đã phân tích đánh giá sự có mặt của một số dược chất và chất tương tự/tiền chất của chúng trên 10 mẫu dược liệu thu thập được.
-    Đã phân tích đánh giá khả năng có mặt của một số dược chất và chất tương tự/tiền chất của chúng trên 21 mẫu vi nấm cộng sinh ở mẫu dược liệu nghiên cứu.
-    Đã đánh giá hoạt tính diệt tế bào ung thư của các cao chiết của các mẫu dược liệu nghiên cứu và các hợp chất phân lập được.
-    Đã đánh giá hoạt tính hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các hợp chất phân lập được từ mẫu Mộc thông (Iodes cirrhosa).

 

Những đóng góp mới

-    Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 8 hợp chất mới: wallichianone A (TW1), wallichianone B (TW2), taberbovinine A (TBL1), taberbovinine B (TBL2), iodescirrhoside A (ICT1), iodescirrhoside B (ICT2), iodescirrhoside C (ICT3) và iodescirrhoside D (ICT4).
-    Lần đầu tiên nghiên cứu thành phần hóa học của mẫu dược liệu Bổ béo (Gomphandra tonkinensis).
-    Lần đầu tiên nghiên cứu thành phần hóa học của mẫu dược liệu Mộc thông (Iodes cirrhosa) và Tùng xà (Juniperus chinensis) ở Việt Nam.
-    Lần đầu tiên đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất: wallichianone A (TW1), wallichianone B (TW2), taberbovinine A (TBL1), taberbovinine B (TBL2), mehranine (TBL3), 14a,15β-dihydroxy-N-methylaspidospermidine (TBL4), (16S*)-15-epi-E-isositsirikine (TBL5), (16R*)-15-epi-E-isositsirikine (TBL6), 16R*-19,20-E-isositsirikine acetate (TBL7), voafinidine (TBL9), iodescirrhoside A (ICT1), iodescirrhoside B (ICT2), iodescirrhoside C (ICT3) và iodescirrhoside D (ICT4).
-    Lần đầu tiên đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các hợp chất: iodescirrhoside A (ICT1), iodescirrhoside B (ICT2), iodescirrhoside C (ICT3), iodescirrhoside D (ICT4), (7S,8R)-threo-guaiacylglycerol-8-O-4'-sinapylether 7-O-β-D-glucopyranoside (ICT7) và 3-hydroxy-2-{4-[(1E)-3-hydroxyprop-1-en-1-yl]-2-methoxyphenoxy}propyl β-D-glucopyranoside (ICT12).

 

***   Sản phẩm cụ thể giao nộp:
- Các bài báo đã công bố (liệt kê)
+ Bài báo SCIE 01: Ngoc N. T., Quang T. H., Quan N. H., Hanh T. T. H., Cuong N. X., Thanh N. V., Ha C. H., Nam N. H., Minh C. V. Cytotoxic monoterpenoid indole alkaloids from the leaves and twigs of Tabernaemontana bovina. Phytochemistry Letters, 2022, 51, 18-22.
+ Bài báo SCIE 02: Ngoc N. T, Quang T. H., Hanh T. T. H., Cuong N. X., Cuong N. T., Ha C. H., Nam N. H., Minh C. V. Phenolic Glycosides from the Leaves of Iodes cirrhosa Turcz. with Cytotoxic and Antimicrobial Effects. Chemistry & Biodiversity, 2022, 19(9), e202200182.
+ Bài báo SCIE 03: Ngoc N. T., Cuong D. V., Hanh T. T. H., Cuong N. X., Nam N. H., Ha C. H., Quang T. H. Cytotoxic terpenoids from the stem bark of Taxus wallichiana. Phytochemistry Letters, 2022, 52, 113-117.
+ Bài báo 04: Ninh Thi Ngoc, Nguyen Viet Phong, Tran Hong Quang, Dang Viet Cuong, Tran Thi Hong Hanh, Nguyen Xuan Cuong, Chu Hoang Ha, Nguyen Hoai Nam. Diterpenes from the stem bark of Taxus wallichiana Zucc. and their cytotoxic acctivity. Journal of Medicinal Materials, 2023, 28(2), 67-72.
- Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ):
+ 01 báo cáo chi tiết kết quả thu mẫu, tạo mẫu tiêu bản với đẩy đủ tên khoa học, địa điểm, thời gian thu mẫu. Nơi lưu giữ: Viện Hóa sinh biển.
+ 05 báo cáo chi tiết về phân lập và luận giải xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất (kèm theo bộ số liệu phổ NMR) từ 05 mẫu dược liệu thu thập được. Nơi lưu giữ: Viện Hóa sinh biển.
+ 01 báo cáo chi tiết kết quả phân tích khả năng có mặt của một số dược chất và các hợp chất tương tự/tiền chất của chúng trong 13 mẫu dược liệu. Nơi lưu giữ: Viện Hóa sinh biển.
+ 01 báo cáo chi tiết kết quả phân tích khả năng có mặt của một số dược chất và các hợp chất tương tự/tiền chất của chúng trong 21 mẫu vi nấm nội cộng sinh ở dược liệu. Nơi lưu giữ: Viện Hóa sinh biển.
+ 01 báo cáo chi tiết kết quả đánh giá hoạt tính diệt tế bào ung thư của các cao chiết và các hợp chất sạch. Nơi lưu giữ: Viện Hóa sinh biển.
+ 01 báo cáo chi tiết kết quả đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các hợp chất từ mẫu Mộc thông. Nơi lưu giữ: Viện Hóa sinh biển.
+ 59 hợp chất sạch phân lập được từ các mẫu nghiên cứu (khối lượng ≥2 mg/chất sạch). Nơi lưu giữ: Viện Hóa sinh biển.

 

Kiến nghị

Cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu thành phần hóa học của các mẫu dược liệu khác và các chủng vi nấm tiềm năng nhằm phân lập các dược chất taxol, camptothecin, podophyllotoxin cũng như các hợp chất tương tự/tiền chất của chúng.

 

Ảnh nổi bật đề tài
1701852931536-T10 ninhngoc.png