Thông tin Đề tài
Tên đề tài | Nghiên cứu bệnh sán lá lây truyền cho người và động vật qua thức ăn và kiểm soát tổng hợp ở Việt Nam |
Mã số đề tài | . |
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) | Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật |
Cơ quan phối hợp | Vương quốc Bỉ |
Thuộc Danh mục đề tài | Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế |
Họ và tên | TS. Bùi Thị Dung; GS. Bertrand Losson (chủ nhiệm từ 2017-2020) và GS. Olivier Vandenberg (chủ nhiệm từ 2020-2023) |
Thời gian thực hiện | 01/07/2017 - 31/08/2023 |
Tổng kinh phí | 4.586.690.700 đồng |
Xếp loại | Đạt loại A |
Mục tiêu đề tài | - Xác định thực trạng nhiễm FZTi trong các vật chủ khác nhau và trong môi trường. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự lây nhiễm sán lá ở người như hành vi và thói quen ăn uống. Tất cả những dữ liệu này sẽ được kết hợp trong một phân tích rủi ro.
- Phát triển chiến lược kiểm soát tổng hợp. Những bệnh này có chu kỳ sinh sống phức tạp và dịch tễ học. Vấn đề phòng chống bệnh sán lá sẽ đòi hỏi phải lồng ghép các nguyên tắc khác nhau trong y học và thú y, sinh học, khoa học thực phẩm và nhân học-xã hội để phát triển một chiến lược kiểm soát tổng hợp bền vững và hợp lý.
- Đánh giá các công cụ chẩn đoán hiện có và việc thực hiện chúng cần được thực hiện. Các công cụ chẩn đoán mới có thể được phát triển nếu cần thiết theo đánh giá sơ bộ.
- Nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực nghiên cứu về FZTi. Nâng cao hợp tác giữa các đối tác đại diện ở Việt Nam và xây dựng mạng lưới hoạt động nghiên cứu hiệu quả. |
Kết quả chính của đề tài | Kết quả về Khoa học:
- Thói quen ăn cá sống như món “gỏi cá” và ăn rau sống rất phổ biến và là thói quen ăn uống có từ lâu đời qua nhiều thế hệ ở tỉnh Thanh Hóa và Yên Bái. Ở Thanh Hóa, nguồn cá sử dụng ăn gỏi cá chủ yếu từ ao nuôi và sông, loài cá hay ăn sống: cá mè, cá tép dầu, cá mương, cá nhệch. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân địa phương tương đối thấp. Nhưng sau khi can thiệp truyền thông, kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống bệnh sán lá đã nâng cao.
- Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở người là 40,2%, sán lá gan lớn 5,64%, sán lá ruột 15,9%. Tỷ lệ nhiễm sán lá ở nam cao hơn nữ, và phổ biến ở độ tuổi từ 31-50 tuổi. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ và sán lá ruột ở chó, mèo lần lượt là 19,6% và 47,1% ở Yên Bái, và 10,4% 11,8% ở Thanh Hóa. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở cả hai tỉnh là 19,4%. Loài cá nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ: cá tép dầu, cá mương, cá thiểu. Cả 10 loài cá xét nghiệm đều nhiễm ấu trùng sán lá ruột. Loài ốc đóng vai trò vật chủ trung gian của sán lá gan nhỏ: Parrafosarulus striatulus. Loài ốc đóng vai trò vật chủ trung gian của sán lá gan lớn: Austropeplea viridis.
- Kiểm soát sinh học trứng sán lá ở động vật: đối với trứng sán lá gan nhỏ sử dụng chủng nấm VTCC 31150 Trichoderma koningii, đối với trứng sán lá lớn sử dụng chủng nấm VTCC 30706 Paecilomyces lilacinus. Kiểm soát sinh học ốc bằng tuyến trùng: chủng Heterorhabditis indica DL1 (150 IJs/10 µl) gây chết hàng loạt, chủng Phasmarhabditis hermaphrodita có thể sinh sản trong xác ốc. Kiểm soát sinh học ốc bằng tinh dầu (bạc hà, húng quế, sả và quế) có thể gây chết hoàn toàn ốc Austropeplea viridis ở nồng độ hơn 0,125% và độc tính của chúng phụ thuộc vào liều lượng. Rượu 55% có thể làm bất hoạt nang metacercaria của sán lá gan nhỏ sau 60 giờ. Axit axetic và thuốc tím có khả năng tiêu diệt metacercariae của sán lá gan lớn với nồng độ tương ứng (62-66%) và (38-66%).
- Các kỹ thuật chẩn đoán ký sinh trùng ở các cơ sở cấp tỉnh, huyện, xã tại hai tỉnh Yên Bái và Thanh Hóa chủ yếu là xét nghiệm phân. Tỉnh Thanh Hóa có trang thiết bị máy ELISA nhưng rất ít sử dụng. Dự án đã tập huấn thành công về lý thuyết và thực hành kỹ thuật chẩn đoán bệnh sán lá cho 32 cán bộ y tế từ 2 tỉnh Yên Bái, Thanh Hóa (cấp tỉnh, huyện, xã).
- Dự án đã tổ chức truyền thông, phát tờ rơi, dán áp phích, báo cáo về thông tin bệnh sán lá và con đường truyền lây cũng như cách phòng tránh nâng cao nhận thức cho người dân 4 xã. Họp ban chỉ đạo hàng năm báo cáo kết quả nghiên cứu tới các nhà hoạch địch chính sách, tổ chức WHO, Bộ Y tế
Kết quả về ứng dụng: Ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật chẩn đoán bệnh sán lá ở người từ các chuyên gia Bỉ (kỹ thuật Kato Katz, kỹ thuật tập chung ký sinh trùng trong phân Formalin - Ether Concentration Technique-FECT, kỹ thuật tìm trứng sán lá- flukefinder, kỹ thuật ELISA)
Kết quả về đào tạo: 03 tiến sĩ, 04 thạc sỹ, tập huấn kỹ thuật chẩn đoán bệnh sán lá cho 32 cán bộ y tế cấp tỉnh, huyện, xã thuộc 2 tỉnh Yên Bái và Thanh Hóa.
Kết quả về phát triển hợp tác: Dự án đã thành công trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác đa ngành với các chuyên gia Bỉ và trong nước từ các lĩnh vực khác nhau: nhân y, thú y, thủy sản, môi trường hệ sinh thái theo mô hình một sức khỏe (One Health). |
Những đóng góp mới | Đóng góp dữ liệu mới tổng quát về tình hình nhiễm sán lá ở người, động vật, cá, ốc, môi trường. Dự án đã thành công phát triển chiến lược kiểm soát tổng hợp bền vững dựa kết hợp y học, thú y, thủy sản, sinh học, khoa học thực phẩm và nhân học- xã hội. Chuyển giao kỹ thuật chẩn đoán mới từ chuyên gia Bỉ (kỹ thuật flukefinder), nâng cao kỹ thuật ELISA tăng độ chính xác của kết quả. |
Địa chỉ ứng dụng | Các cơ sở y tế thuộc hai tỉnh Yên Bái và Thanh Hóa. |
Kiến nghị | Áp dụng mô hình kiểm soát tổng hợp một sức khỏe (One health) tới nhiều tỉnh thành nơi có sự lưu hành bệnh sán lá cho người qua thức ăn. |
Ảnh nổi bật đề tài |
![]() |