Thông tin Đề tài

Tên đề tài Đánh giá địa sinh thái vùng ven biển phía bắc thông qua tích lũy kim loại nặng trong động vật đáy
Mã số đề tài QTRU02.01/21-22
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Công nghệ Môi trường
Cơ quan phối hợp Viện Hải dương Học Thái Bình Dương, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế
Họ và tên Đỗ Văn Mạnh và Nadezhda Syrbu
Thời gian thực hiện 01/03/2021 - 01/03/2023
Tổng kinh phí 200 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

-    Phân tích hàm lượng một số kim loại nặng (Pb, Hg, Cd, As...) trong một số loại ngao (Meretrix Lyrata) và hàu đá (Saccostrea Glomerata).
-    Đánh giá địa sinh thái khu vực ven biển, cụ thể là vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng thông qua tích lũy hàm lượng kim loại nặng trong ngao (Meretrix Lyrata), hàu đá (Saccostrea Glomerata).
10. Các kết quả chính thu được: (về khoa học, ứng dụng, đào tạo, phát triển hợp tác…)
Đề tài đã nghiên cứu và phân tích được hàm lượng kim loại nặng bao gồm Asen, Chì, thủy ngân, và cadimi trong nước nuôi và cơ thể ngao trắng và hàu đá:
Kết quả cho thấy ngao trắng và hàu đá biểu hiện mức độ tích tụ kim loại nặng khác nhau mặc dù chúng có các điều kiện sống tương tự.
Nồng độ kim loại nặng tuân theo thứ tự As > Pb > Hg > Cd trong mô ngao và As > Cd > Hg > Pb trong mô hàu.
Hàu và ngao bị ô nhiễm nồng độ As cao nhất trong số bốn kim loại nặng được nghiên cứu tại các địa điểm lấy mẫu. Nồng độ As trong hàu và ngao nghiên cứu thay đổi từ 0,72 mg/kg đến 7,84 mg/kg trọng lượng ướt và thu được trung bình lần lượt là 2,81 ± 1,07 và 1,6 ± 0,62 mg/kg trọng lượng ướt tương ứng đối với ngao và hàu.
Mức độ tích lũy Cd cao hơn ở các loài hàu (0,36 ± 0,13> 0,16 ± 0,06 mg/kg trọng lượng ướt) đã được xác nhận
Giá trị BCF trong ngao và hàu đo được theo thứ tự là As> Hg> Cd> Pb. Giá trị BCF> 1000 đối với nồng độ As và Hg trong trường hợp tại trạm lấy mẫu Vân Đồn cho thấy sự tích tụ đáng kể, có khả năng gây ảnh hưởng mãn tính và tích tụ chuỗi thức ăn.

 

Kết quả chính của đề tài

 

 

Những đóng góp mới

Đề tài cung cấp kết quả khảo sát và đánh giá nồng độ kim loại nặng trong môi trường nước nuôi trồng và mô ngao trắng và hàu đá. Từ đó đánh giá địa sinh thái khu vực nuôi trồng ngau hàu thông qua chỉ số tích lũy sinh học. Việc đánh giá địa sinh thái thông qua tích lũy kim loại trong động vật đáy cũng có thể đưa ra các kết quả liên quan đến chất lượng thực phẩm, giảm sát, cảnh báo các khu vực có nguy cơ cao dẫn đến ô nhiễm kim loại nặng trong nuôi trồng và đánh bắt nhóm động vật tầng đáy này.
 

* Sản phẩm cụ thể giao nộp:
- Các bài báo đã công bố :
1.    Dang, T. T., Vo, T. A., Duong, M. T., Pham, T. M., Van Nguyen, Q., Nguyen, T. Q., Bui, M. Q., Syrbu, N. N., & Van Do, M. (2022). Heavy metals in cultured oysters (Saccostrea glomerata) and clams (Meretrix lyrata) from the northern coastal area of Vietnam. Marine Pollution Bulletin, 184, 114140. IF =7
2.    Van Do, M., Vo, T. A., Duong, M. T., Le, T. T. X, Huynh, D. L, Pham, T. M., Dang, T. T. Investigation of heavy metal pollution on cultured clams and oyster in Van Don – Quang Ninh, north Viet Nam. Bài báo được đăng trong “Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học” số 3 năm 2022
- Đào tạo: 01 Thạc sĩ

Kiến nghị

Mở rộng nghiên cứu thành phần các hợp chất hữu cơ tích tụ trong sinh vật 2 mảnh vỏ, và mở rộng phạm vi nghiên cứu ở các vùng biển khác trên cả nước
Tiếp tục tăng cường hợp tác nghiên cứu giữa Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Viện Hải dương Học Thái Bình Dương, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga trong lĩnh vực tích lũy kim loại nặng ở sinh vật 2 mảnh vỏ.

 

Ảnh nổi bật đề tài
1681445084617-33.DVmanh.jpg