Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu quá trình khâu mạch và tính chất của lớp phủ đóng rắn bằng tia UV trên cơ sở nhựa epoxy acrylate và hạt nano silica tro trấu.
Mã số đề tài GUST.STS.ĐT2020-HH06
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Học viện Khoa học và Công nghệ
Thuộc Danh mục đề tài Chương trình sau tiến sỹ tạo nguồn lực khoa học công nghệ cho Viện Hàn lâm KHCNVN
Họ và tên TS. Nguyễn Ngọc Linh
Thời gian thực hiện 01/06/2020 - 01/06/2022
Tổng kinh phí 300 triệu đồng, nhận học bổng 4,5 triệu/tháng trong 24 tháng
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

- Chế tạo thành công hạt nano SiO2 từ tro trấu biến tính hữu cơ.
- Chế tạo lớp phủ đóng rắn bằng tia UV trên cơ sở nhựa acrylate và hạt nano SiO2 tro trấu biến tính hữu cơ.

 

Kết quả chính của đề tài

Các kết quả chính của đề tài:
- Về khoa học:
+ Đề tài đã đưa ra phương pháp chế tạo hạt nano SiO2 từ tro trấu, sau đó biến tính chúng bằng hợp chất silane hữu cơ để tăng khả năng tương hợp của hạt nano SiO2 trong nền nhựa epoxy acrylate khâu mạch quang bằng tia UV. Quá trình khâu mạch quang bằng tia UV đồng thời sẽ hình thành liên kết hóa học giữa các hạt nano SiO2 với nền nhựa epoxy acrylate làm tăng khả năng tương hợp giữa các thành phần.
+ Các kết quả nghiên cứu biến tính bề mặt bằng hợp chất silan hữu cơ và các đặc trưng của hạt nano SiO2 tro trấu, sự phân tán hạt nano SiO2 và hình thái cấu trúc của lớp phủ.
+ Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hạt nano SiO2 đến phản ứng khâu mạch của lớp phủ khâu mạch bằng tia UV bằng phổ IR và khảo sát sự biến đổi phần gel, độ trương và độ cứng tương đối của lớp phủ.
+ Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hạt nano SiO2 đến tính chất cơ lý của lớp phủ.
+ Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hạt nano SiO2 đến độ bền nước ngưng của lớp phủ.
- Về ứng dụng:
    Đề tài đã đưa ra phương pháp chế tạo hạt nano SiO2 từ tro trấu biến tính bằng hợp chất silane hữu cơ và ứng dụng để chế tạo lớp phủ đóng rắn bằng tia UV trên cơ sở nhựa acrylate.

 

Những đóng góp mới * Những đóng góp mới của đề tài:
- Đề xuất nghiên cứu chế tạo hạt nano SiO2 từ tro trấu, sau đó biến tính chúng bằng hợp chất silane hữu cơ để tăng khả năng tương hợp của hạt nano SiO2 trong nền nhựa epoxy acrylate khâu mạch quang bằng tia UV. Quá trình khâu mạch quang bằng tia UV đồng thời sẽ hình thành liên kết hóa học giữa các hạt nano SiO2 với nền nhựa epoxy acrylate làm tăng khả năng tương hợp giữa các thành phần.
- Kết quả nghiên cứu quá trình khâu mạch và tính chất của lớp phủ đóng rắn bằng tia UV trên cơ sở nhựa epoxy acrylate và hạt nano silica tro trấu.
- Đề tài đã công bố 2 bài báo, trong đó 1 bài báo quốc tế (ISI) và 1 bài báo trên tạp chí quốc gia.
- Đề tài đã hỗ trợ 01 kỹ sư đại học và 01 thạc sĩ.

- Các bài báo đã công bố: 2 bài báo (1 bài báo ISI và 1 bài báo trong nước)
(1) Nguyen Ngoc Linh, My Linh Dang, Tuan Anh Nguyen, Hoang Thu Ha, Thien Vuong Nguyen (2021), Study on microstructures and properties of the UV curing acrylic epoxy/SiO2 nanocomposite coating, Jounal of Nanomaterials, 2021, Article ID 8493201, , 9 pages, https://doi.org/10.1155/2021/8493201.
(2) Nguyen Ngoc Linh, Dang Thi My Linh, Nguyen Tuan Anh, Vu Quoc Trung, Nguyen Thien Vuong (2022), 2K/UV dual-curable acrylate epoxy/sio2 nanocomposite coatings: crosslinking and mechanical properties, Vietnam Journal of Science and Technology.
- Các sản phẩm khác (nếu có): Đề tài hỗ trợ đào tạo 01 kỹ sư đại học và 01 thạc sĩ, bao gồm:
+ 01 kỹ sư đại học chuyên ngành Lọc Hóa dầu
+ 01 thạc sĩ chuyên ngành Hóa hữu cơ

Hình 1. Các mẫu nano silica biến tính silane VTES đã tổng hợp
 
Hình 2. Hạt nano silica trước và sau biến tính VTES SiO2BT25/100

 

Ảnh nổi bật đề tài
1681441705179-T3-NNLinh1.jpg