Thông tin Đề tài
Tên đề tài | Điều tra, tìm kiếm một số loài thực vật có khả năng kháng virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết (khu vực miền Bắc) |
Mã số đề tài | UQĐTCB.01/19-20 |
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) | Viện Hoá học |
Thuộc Danh mục đề tài | Dự án điều tra cơ bản |
Họ và tên | PGS. TS. Trần Thị Phương Thảo |
Thời gian thực hiện | 01/01/2019 - 31/12/2021 |
Tổng kinh phí | 1.000 triệu đồng |
Xếp loại | Xuất sắc |
Mục tiêu đề tài | - Điều tra, thu thập và đánh giá khả năng kháng virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết của các loài thực vật ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam |
Kết quả chính của đề tài | - Đã thu thập, xử lý mẫu và định danh, đưa ra bộ dữ liệu về đặc điểm thực vật, phân bố và tiêu bản của 14 loài thực vật ở miền Bắc Việt Nam để nghiên cứu đánh giá hoạt tính kháng virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết. Đã đánh giá hoạt tính kháng virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết của 19 dịch chiết tổng được tạo bởi các bộ phận khác nhau của 14 loài nghiên cứu. Kết quả cho thấy dịch chiết n-hexane của cây đu đủ, dịch chiết ethyl acetate của cây nhót, cây cỏ sữa lá to và huyết dụ thể hiện hoạt tính tốt nhất trên các chủng virus DENV. |
Những đóng góp mới | - Lần đầu tiên hoạt tính kháng virus Dengue của 14 loài thực vật ở miền Bắc Việt Nam được nghiên cứu đánh giá hoạt tính kháng virus Dengue DENV1-4. Lần đầu tiên đánh giá hoạt tính của các dịch chiết phân đoạn từ 4 loài thực vật có hoạt tính kháng virus Dengue tiềm năng nhất là nhót (Elaeagnus latifolia), đu đủ (Carica papaya), cỏ sữa lá to (Euphorbia hirta) và huyết dụ (Cordyline fruticosa). 15 hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ hai loài nghiên cứu là nhót nhót (Elaeagnus latifolia) và đu đủ (Carica papaya). Lần đầu tiên đánh giá hoạt tính kháng virus Dengue của 10 chất sạch phân lập được của 3 loài nghiên cứu trên 4 chủng virus DENV1-4. Lần đầu tiên nghiên cứu tính toán lý thuyết trên mô hình docking phân tử của 9 chất sạch N1-N9 phân lập được từ cây nhót trên hai protein của virus dengue 3LP6 và 3LKW. - Các bài báo đã công bố:
|
Kiến nghị | Nghiên cứu sâu hơn về quy trình chiết tách quy mô pylot, tạo các chế phẩm chứa các hoạt chất có hoạt tính kháng virus dengue từ bốn loài nhót (Elaeagnus latifolia), đu đủ (Carica papaya), cỏ sữa lá to (Euphorbia hirta) và huyết dụ (Cordyline fruticosa), tạo cơ sở để ứng dụng trong y dược học nhằm hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết. Đối với các loài có hoạt tính tốt như loài nhót (lá), đu đủ (cành và lá) và huyết dụ (cả cây) đều là các loài dễ nhân giống bằng chiết cành, ghép cành cho năng suất cao, phù hợp với đất phù sa, độ ẩm cao ở miền Bắc Việt Nam. Vì vậy, các loài này cần được quy hoạch thành các khu vườn dược liệu, vườn sinh thái phù hợp với từng địa phương để phát triển, nhân trồng rộng rãi nhằm sử dụng làm nguồn nguyên liệu điều chế thuốc hỗ trợ, điều trị bệnh sốt xuất huyết. Loài cỏ sữa lá to (cả cây) là loài mọc hoang, dễ trồng, dễ nhân giống bằng cách gieo hạt, cần được trồng rộng rãi làm cây cảnh, trồng ở vườn nhà, vườn thuốc nam để sử dụng nhằm hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết. Hơp chất N3 (2-O-trans-p-coumaroyl alphitolic acid) được phân lập từ lá cây nhót là một hợp chất có hoạt tính chống sốt xuất huyết tốt trên các chủng virus Dengue DENV, cần nghiên cứu chiết tách hợp chất này từ loài nhót để thu được lượng lớn nhằm định hướng nghiên cứu sâu và ứng dụng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh sốt xuất huyết. |
Ảnh nổi bật đề tài | |