Kết quả chính của đề tài |
Dựa trên sự tái thiết quá trình phát triển nhiệt của batholithgranitoid, mà khối Sông Chảy (miền Bắc Việt Nam) là đại diện, sự tồn tại lâu dài của magma granitoid ở độ sâu của vỏ Trái đất (H 15-20 km, Δt ~ 20-50 Ma) được xác lập. Phân tích địa động lực và mô hình toán học về lịch sử nhiệt của quá trình nguội của batholith granit cho thấy lò magma là bẫy nhiệt ở tầng dưới của vỏ trái đất, trong một thời gian dài đã lưu giữ dung thể sót granit. Hoạt hóa lò magma xảy ra trong các khu vực kiến tạo trượt sau va chạm và được liên kết bởi sự khai lộ kiến tạo của các địa khối của vỏ trái đất. Cuối cùng, điều này dẫn đến sự biến đổi của batholith thành phức hệ nhân biến chất kiểu Cordillera. Các nghiên cứu địa chất, khoáng vật học, thạch học và địa hóa học (tuổi đồng vị U / Pb, Rb / Sr, Ar / Ar) của các phức hệ magma đới Đà Lạt cho phép phân lập hai giai đoạn phản ánh sự thay đổi của các bối cảnh địa động lực ở Đông Nam Á. Giai đoạn đầu tiên (J3) tương ứng với bối cảnh địa động lực treenhuts chìm, khi các tầng đá núi lửa của phức hệ Đèo Bảo Lộc (bazan kiềm, andesit, dacites và tuffs) hình thành. Giai đoạn thứ hai tương ứng với bối cảnh rìa lục địa biến đổi liên quan đến vùng trượt giữa các mảng thạch quyển và hoạt hóa các biến dạng trượt trái lớn ở ranh giới "lục địa - đại dương". Trong giai đoạn này hình thành các cấu trúc đá phun trào cổ và các batholith granitoid Định Quán (113 ± 0,6 Ма), granit Ankroet (97 ± 0,4 Ма), monzogranodiorit Đèo Cả (90,4 ± 0,3 Ма) và leucogranit Cà Ná (86,8 ± 1,5 Ма) liên quan với chúng. Phân tích nhiệt niên biểu và kiểm nghiệm toán học cho thấy thời gian tồn tại của magma granitoid mẹ trong bối cảnh địa động lực biến đổi là Δt ~ 27 Ma, và quá trình phân dị trong buồng magma sâu dẫn đến sự hình thành các xâm nhập leucogranit - alaskit dạng stok cuối cùng với khoáng hóa Au-Mo ± Cu. Trong quá trình thực hiện dự án Nga-Việt, các chuyên gia Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận các thiết bị phân tích đặc biệt mà phòng thí nghiệm địa niên đại của IGM SB RAS (Novosibirsk) được trang bị. Mặt khác, các nhà địa chất Nga đã có cơ hội thực hiện công việc thực địa tại các địa điểm độc đáo (Cao nguyên Đà Lạt, miền Nam Việt Nam, phức hệ Hải Vân, miền Trung Việt Nam). Sản phẩm của đề tài: - Các bài báo đã công bố (liệt kê): Các công bố quốc tế: Vladimirov AG, Travin A.V., Phan Luu Anh, Murzintsev N.G., Mikheev E.I., Nguyen A.D. Tran T.M., Tran T.L. Thermochronology of granitoid batholiths and their transformation into complexes of metamorphic nuclei (using the example of the Song Chay massif, North Vietnam) // Geodynamics & Tectonophysics. 2019. T.10, p 347-373. ISN 2078-502X. (Scopus) Vladimirov, A.G., Travin, A.V., Anh, P. L., Murzintsev, N. G. & Mikheev, E. I., 2019. Thermochronology of the Cordilleran-Type Metamorphic Core Complex: The Example of the Song Chay Massif, Northern Vietnam. Doklady Earth Sciences. Vol 488, No2. p 1231-1239 (SCIE) A. G. Vladimirova, L. A. Phan, A. V. Travin, E. I. Mikheeva, N. G. Murzintsev, and I. Yu. Annikovaa, 2020. The Geology and Thermochronology of Cretaceous Magmatism of Southeastern Vietnam. Russian Journal of Pacific Geology, 2020, Vol. 14, No. 4. p305-325 (SCIE). Các công bố trong nước: Travin A.V., Vladimirov A.G., Phan L.A., Tsygankov A.A., Murzintsev N.G., Mikheev E.I., Nguyen A.D. Thermochronology of granitoid batholithes of the south East and the Central Asia//15th Regional Congress on Geology, Minerals and Energy Resources of Southeast Asia. 13th–21st October 2018. Hanoi, 2018, Р. 99-101. ISBN: 978-604-913-751-8 Phan L.A., Travin A.V., Vladimirov A.G., Golozubov V.V., Mikheev E.I., Semionova D.E., Vagas V., Nguyen A.D., Tran T.M., Tran T.L. Thermochronology and geodynamic implication of Cretaceous granitoids in the Da Lat zone, Southern Vietnam. //15th Regional Congress on Geology, Minerals and Energy Resources of Southeast Asia. 13th–21st October 2018. Hanoi, 2018, Р. 99-101. ISBN: 978-604-913-751-8 Phan L.A., Vladimirov A.G., Travin A.V., Mikheev E.I., Murzintsev N.G., Annikova I.Yu., Nguyen A.D., Tran T.M., Tran T.L. Geology and geochronology of the cretaceous granitoid magmatism of the South-East Vietnam // International Symposium on the 35th Anniversary of Collaboration between the Institute of Geological Sciences, VAST and the Institute of Geology and Mineralogy, SB-RAS “Geology and metallogeny of Vietnam”. Hanoi, 28 March 2019, P. 63-66. ISBN: 978-604-913-809-6 |