Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu đặc điểm phân bố các nguyên tố chính, hiếm và vết trong các thành tạo granitoid khu vực Bắc Lào trên cơ sở các thiết bị mới của Viện Khoa học Quốc gia Lào
Mã số đề tài QTLA01.02/18-20
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Địa chất
Cơ quan phối hợp Viện KHQG Lào, CHDCND Lào
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế
Họ và tên Phía Việt Nam: TS. Phạm Ngọc Cẩn; Phía đối tác: Oneta Soulintone
Thời gian thực hiện 01/06/2018 - 30/06/2021
Tổng kinh phí 198.228.400 đồng
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

- Làm sáng tỏ đặc điểm nguồn gốc và điều kiện thành tạo của các granitoid khu vực Bắc Lào;
- Hỗ trợ đào tạo các cán bộ nghiên cứu về địa chất của Viện Khoa học Quốc gia Lào.

Kết quả chính của đề tài

- 01 chuyến khảo sát thực địa và thu thập mẫu đã được tiến hành tại khu vực tây bắc Lào với thành phần hỗn hợp giữa các cán bộ Việt Nam và Lào. Thông qua chuyến khảo sát này, các cán bộ Lào đã được tiếp cận một số kỹ năng thực địa và kiến thức cơ bản về địa chất và thạch học.
- Dựa trên thành phần khoáng vật và địa hóa, các đá magma ở khu vực này có thể được chia thành 4 tổ hợp, bao gồm:1/ Các đá granitoid kiểu I bao gồm diorit thạch anh, granodiorit, granit biotit và granit biotit-amphibol; 2/ Các đá granitoid kiểu S bao gồm granit biotit chứa muscovit, sillimanit và granat; 3/ Các đá phun trào axit bao gồm dacit, rhyodacit, và rhyolit; và 4/ các đá gabro và monzogabro.
- Các đá trên được hình thành trong khoảng 272-244 tr.n. và có thể chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn sớm từ khoảng 272 đến 257 tr.n. và giai đoạn muộn vào khoảng 254 đến 244 tr.n. Một số đá granitoid kiểu I và các đá gabbroid được hình thành trong giai đoạn sớm bởi sự pha trộn magma nguồn gốc manti và vỏ. Một số đá granitoid kiểu I và các đá granitoid kiểu S được hình thành trong giai đoạn muộn giữa magma giai đoạn sớm với một magma thành phần felsic nóng chảy từ vỏ Peleoproterozoic và một phần các đá trầm tích trong đai uốn nếp Trường Sơn.
- Kết hợp với các kết quả nghiên cứu của cùng nhóm tác giả cho các đá granitoid Permi-Trias Tây Bắc Việt Nam và các công bố gần đây, các đá giai đoạn sớm được cho là hình thành trong môi trường hút chìm trong khi các đá giai đoạn muộn được hình thành trong giai đoạn đồng va chạm.

Sản phẩm của đề tài:

- Các bài báo đã công bố (liệt kê):
Tuan-Anh Tran, Hoa Tran-Trong, Can Pham-Ngoc, Gregory J. Shellnutt, Thuy T. Pham3, Andrey E. Izokh, Phuong-Lien T. Pham. Petrology of the Permian-Triassic granitoids in Northwest Vietnam and their relation to the amalgamation of the Indochina and the Sino-Vietnam composite terranes. Vietnam Journal of Earth Sciences, v. 44, p. 1-26.
- Đào tạo: ThS. Duangpaseuth Somsanith đang làm NCS tại Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Địa chỉ ứng dụng

- Viện Khoa học Quốc gia Lào, Bộ Giáo dục và Thể thao
- Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam

Kiến nghị

Phòng thí nghiệm Địa chất được trang bị cho Viện KHQG Lào bao gồm nhiều thiết bị phân tích mới và hiện đại. Tuy nhiên, do việc Bộ Khoa học và Công nghệ Lào bị giải thể nên Biên bản ghi nhớ giữa cơ quan trên và Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam bị ảnh hưởng. Nên chăng cần có định hướng hợp tác mới phù hợp để các thiết bị trên được sử dụng có hiệu quả.
Mở rộng các nghiên cứu về thạch luận magma, biến chất và sinh khoáng liên quan trên phạm vi lãnh thổ CHDCND Lào do đây là khu vực mới và đang được quan tâm. Điểm khoáng hóa epidote-allanite cũng cần được quan tâm đánh giá sơ bộ.

Ảnh nổi bật đề tài
1671004705836-175.jpg