Thông tin Đề tài
Tên đề tài | Nghiên cứu tính toán tính chất động học và khả năng xúc tác tách nước trong vật liệu hai chiều. | ||||||||||||||||||||
Mã số đề tài | GUST.STS.ĐT2020-KHVL09 | ||||||||||||||||||||
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) | Học viện Khoa học và Công nghệ | ||||||||||||||||||||
Thuộc Danh mục đề tài | Chương trình sau tiến sỹ tạo nguồn lực khoa học công nghệ cho Viện Hàn lâm KHCNVN | ||||||||||||||||||||
Họ và tên | Phùng Thị Thu | ||||||||||||||||||||
Thời gian thực hiện | 01/09/2020 - 30/09/2022 | ||||||||||||||||||||
Tổng kinh phí | 408 triệu đồng, trong đó kinh phí đề tài là 300 triệu đồng, nhận học bổng 108 triệu đồng (4,5 triệu/tháng trong 24 tháng) | ||||||||||||||||||||
Xếp loại | Xuất sắc | ||||||||||||||||||||
Mục tiêu đề tài | Đề tài tập trung nghiên cứu tính toán tính chất động học chuyển động của các dòng hạt mang điện trong thiết bị spin caloritronics sử dụng vật liệu graphene trong phần thứ nhất. Phần thứ hai đề tài nghiên cứu khả năng xúc tác của vật liệu hai chiều trong phản ứng tách nước sử dụng cụm nano [Mo3S13]2- pha tạp kim loại chuyển tiếp. |
||||||||||||||||||||
Kết quả chính của đề tài | Về khoa học: Kết quả tính toán cho thấy tính chất từ của cụm nanographene phụ thuộc chủ yếu vào kích thước, hình dạng và loại biên cạnh của cụm nano. Dưới ảnh hưởng của thế Vg, ngoài trạng thái phản sắt từ thì hai trạng thái sắt từ và phức từ được quan sát. Trong đó, trạng thái phức từ được tìm thấy là trạng thấy trung gian giữa trạng thái phản sắt từ và trạng thái sắt từ. Bằng việc khai thác tính đối xứng hình học của các cụm nanographene kim cương, lục giác và bát giác, dòng spin thuần và dòng điện tích bằng 0 cùng với hiệu ứng spin Seebeck được quan sát trong thiết bị spin calorotronics sử dụng các cụm nanographene trong cả hai trường hợp có và không có thế Vg. Dòng spin gây ra bởi nhiệt phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ ở lefl và right leads, kích thước và hình dạng của cụm Sản phẩm của đề tài: - Sản phẩm KHCN:
| ||||||||||||||||||||
Những đóng góp mới | Các kết quả tính toán của đề tài có các đóng góp như sau: - - Dự báo tính chất từ tự phát trong cụm nanographene có kích thước đủ lớn, điển hình là cụm kim cương. -Chỉ ra sự tồn tại của trạng thái phức từ trung gian giữa hai trạng thái phản sắt từ và sắt từ trong các cụm nanographene dưới ảnh hưởng của điện thế cổng. - Có thể tạo ra dòng spin huần và hiệu ứng spin Seebeck hoàn hảo trong thiết bị spin caloritronics khi khai thác tính đối xứng hình học của cụm nanographene. - Bước đầu chỉ ra hoạt tính xúc tác trong phản ứng tách nước tạo hydrogen của cụm nano [Mo3S13]2- pha tạp các kim loại chuyển tiếp. | ||||||||||||||||||||
Ảnh nổi bật đề tài | ![]() |