Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu đánh giá chất lượng và trữ lượng các tầng chứa nước ở các huyện ven biển tỉnh Ninh Thuận phục vụ công tác quản lý nước dưới đất trong bối cảnh hạn hán và biến đổi khí hậu
Mã số đề tài KHCBTĐ.01/19-21
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Địa chất và Địa vật lý biển
Thuộc Danh mục đề tài Khoa học cơ bản
Họ và tên TS. Trịnh Hoài Thu
Thời gian thực hiện 01/01/2019 - 31/12/2021
Tổng kinh phí 1.500 triệu đồng
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

- Làm rõ được hiện trạng, nguyên nhân và khoanh vùng mặn – nhạt các tầng chứa nước dưới đất trên diện tích vùng nghiên cứu.
- Mô hình dự báo trữ lượng có thể khai thác nước dưới đất trong vùng nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:
- Bổ sung, cập nhật bộ dữ liệu của đề tài (bao gồm dữ liệu lấy mẫu nước ngoài thực địa);
- Hiện trạng ô nhiễm và nhiễm mặn 02 tầng chứa nước Holocen (qh) và tầng Pleistocen (qp) đã được làm sáng tỏ bằng việc khoanh định được một cách chi tiết các vùng có hàm lượng Độ oxy hòa tan (DO); hàm lượng nitrit (NO2); nitrat (NO3); hàm lượng các kim loại (Fe, Mn, ...) hàm lượng Florua (F-); TDS và Clorua cao thấp khác nhau trong khu vực nghiên cứu; 
Về ứng dụng:
- Việc đánh giá chất lượng nước bằng Phương pháp WQI phản ánh hợp phần ảnh hưởng riêng của các thông số chất lượng nước khác nhau đã rất có ý nghĩa trong việc xây dựng hiện trạng phân bố ô nhiễm và nhiễm mặn cho các tầng chứa nước qh và qp.  
- Xây dựng mô hình dự báo trữ lượng nước dưới đất để tính toán trữ lượng khai thác của tầng chứa nước trên phạm vi toàn diện tích tỉnh Ninh Thuận.
- Thành lập Bản đồ phân vùng khai thác bền vững nước dưới đất khu vực nghiên cứu, tỷ lệ 1:100.000.
- Xác định lưu lượng khai thác nước dưới đất tối ưu theo thời gian; thiết kế giếng sao cho giảm thiểu tối đa nón xâm nhập mặn trong khai thác nước dưới đất.

Sản phẩm của đề tài:

- Các bài báo đã công bố (liệt kê):
*Tạp chí Quốc tế:
1. Nguyen Van Hoang, Trinh Hoai Thu, Renat Shakirov, Tran Thi Thuy Huong and
Nadezhda Syrbu (2022), “Infiltration modelling for estimation of potential groundwater recharge from rainfall for arid coastal plain of Ninh Thuan province”. Russian Journal of Earth Sciences (RJES), Vol 22, ES100. https://doi.org/10.2205/2022ES000775.
*Tạp chí Quốc gia:
1. Trinh Hoai Thu, Tran Thi Thuy Huong, Le Thi Phuong Quynh, Vu Le Phuong, Le Duc Anh, Mai Duc Dong (2021), “Groundwater quality evaluation using Water Quality Index and GIS technique for the Holocene and Pleistocene aquifers in the coastal zone of Ninh Thuan province”. Vietnam Journal of Marine Science and Technology, ISSN (print): 1859-3097.  Vol. 21 No. 2.
DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/16402
-    Sách chuyên khảo:
+ Nguyễn Văn Hoàng, Trịnh Hoài Thu (2020). Tài nguyên Nước dưới đất, Mô hình chuyển động và lan truyền NDĐ tỉnh Cà Mau. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 350 trang. ISBN: 978-604-913-938-3.
- Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ)
+    Bộ số liệu khảo sát lấy mẫu nước dưới đất
+    Bản đồ phân bố hiện trạng ô nhiễm và nhiễm mặn các tầng chứa nước khu vực nghiên cứu, tỷ lệ 1:100.000
+    Mô hình dự báo trữ lượng nước dưới đất khu vực nghiên cứu;
+    Bản đồ phân vùng khai thác bền vững nước dưới đất khu vực nghiên cứu, tỷ lệ 1:100.000
+    Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất khu vực nghiên cứu.
- Các sản phẩm khác (nếu có)
* Đào tạo: đã hướng dẫn chính thành công 01 học viên Thạc sĩ khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội bảo vệ năm 2020.

Những đóng góp mới

- Xây dựng được bản đồ Hiện trạng ô nhiễm và nhiễm mặn 02 tầng chứa nước Holocen (qh) và tầng Pleistocen (qp) bằng phương pháp WQI.
- Tính toán được trữ lượng khai thác tiềm năng để đưa ra phương án khai thác an toàn cho các tầng chứa nước.
- Xây dựng được bản đồ phân vùng khai thác bền vững tỷ lệ 1:100.000 cho các tầng chứa nước.
- Mô hình nón xâm nhập mặn được sử dụng để phân tích lựa chọn giếng nằm ngang hình tròn phù hợp nhất để giảm thiểu tối đa nón xâm nhập mặn lên công trình khai thác.

Địa chỉ ứng dụng

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận.

Ảnh nổi bật đề tài
1669968765987-154.png