Thông tin Đề tài

Tên đề tài Phát triển nguồn dược liệu ba kích tím Morinda officinalis tại Hiệp Đức, Quảng Nam phục vụ chế biến thuốc và thực phẩm chức năng.
Mã số đề tài VAST.SXTN.06/17-19
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Công nghệ Sinh học
Đơn vị khác Công ty TNHH MTV Đức Uyên
Thuộc Danh mục đề tài Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Viện
Họ và tên TS. Nguyễn Thị Thúy Hường
Thời gian thực hiện 01/06/2017 - 31/12/2020
Tổng kinh phí 1.700 triệu đồng
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

- Hoàn thiện  bộ sưu tập giống ba kích Quảng Nam và tư liệu hóa nguồn gen làm cơ sở bảo tồn, khai thác và phát triển cây Ba kích
- Hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro và ươm trồng cây ba kích phù hợp điều kiện canh tác tại Quảng Nam
- Chuyển giao và kết hợp triển khai mô hình canh tác ba kích với diện tích 1 ha tại Quảng Nam

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:
Từ kết quả đã trình bày, đã hoàn thành các nội dung:
- Đã thu thập và phân tích các đặc điểm hình thái, mầu sắc lá, thân, rễ, hoa, quả hạt của ba kích tại xã Lăng và xã A Tiêng huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.
- Sử dụng phương pháp quan sát hình thái kết hợp chỉ thị barcode đã xác định được các mẫu Ba kích thu thập tại Tây Giang, Quảng Nam thuộc loài Morinda officinalis và đã đánh giá đa dạng di truyền bằng kỹ thuật ISSR của 2 quần thể Ba kích thu thâp tại xã Lăng và xã A Tiêng, Tây Giang, Quảng Nam.
- Các phân tích thành phần 2 hợp chất Rubiadin và Tectoquinone bước đầu cho thấy các mẫu Ba kích ở Quảng Nam và Ba kích Quảng Ninh trồng tại Quảng Nam đều có sự xuất hiện rubiadin và tectoquinone, hàm lượng 2 hợp chất này trong mẫu Ba kích Quảng Ninh cao hơn so với giống bản địa trồng tại Quảng Nam
- Xác định được môi trường có bổ sung 1 mg/L BAP và 0,5 mg/l GA3 cho tỷ lệ phát sinh chồi tốt nhất 5,3 ± 0,8 chồi/mẫu và môi trường ra rễ tốt nhất là môi trường có bổ sung 0,5 mg/L NAA.
i)    Đã đánh giá được chất lượng thổ nhưỡng tại một số địa điểm thuộc tỉnh Quảng Nam. Cụ thể đã lựa chọn được xã Sông Trà- huyện Hiệp Đức để triển khai mô hình trồng Ba kích. Đề tài đã xác định mô hình trồng Ba kích độc canh với thời tiết khắc nghiệt tại Hiệp Đức - Quảng Nam là không phù hợp và cần tăng cường giữ ẩm cho cây và tiến hành trồng cây dưới tán rừng. Đề tài đã triển khai được 01 mô hình trồng Ba kích 1ha theo tiêu chuẩn GAP-WHO  hiện cây ba kích đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Về ứng dụng: Kết quả của dự án sẽ được áp dụng với các địa phương có thổ nhưỡng tương ứng để phát triển Ba kích làm nguyên liệu cho chế biến thuốc và thực phẩm chức năng, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Sản phẩm của đề tài:

- Các bài báo đã công bố (liệt kê)
1.    Đánh giá đa dạng di truyền quần thể ba kích (Morinda officinalis) tại Quảng Nam, Việt Nam bằng chỉ thị phân tử ISSR ( tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, - số 23/2020).

Những đóng góp mới

Mô hình trồng cây ba kích nuôi cấy invitro theo tiêu chuẩn GAP-WHO tạo nguồn nguyên liệu sạch , chủ động trong sản xuất

Địa chỉ ứng dụng

Công ty TNHH MTV Đức Uyên - Thôn 3 xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.

Kiến nghị

Tiếp tục theo dõi sinh trưởng cây Ba kích trồng mô hình và đánh giá chất lượng dược liệu nghiên cứu. Đề xuất triển khải trồng Ba kích diện tích lớn để thu được số lượng nguyên liệu lớn để bào chế thuốc và thực phẩm chức năng phục vụ sức khỏe cộng đồng.

Ảnh nổi bật đề tài
1669882767675-146.png