Thông tin Đề tài

Tên đề tài Hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm nitrate hóa - khử nitrate để xử lý môi trường nước nuôi thủy sản
Mã số đề tài UDSXTN-03/20-21
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Công nghệ Sinh học
Đơn vị khác Công ty cổ phẩn Maya farm
Thuộc Danh mục đề tài Công nghệ Sinh học
Họ và tên TS. Hoàng Phương Hà
Chức danh, học hàm, học vị chủ nhiệm TS
Thời gian thực hiện 01/01/2020 - 28/02/2022
Tổng kinh phí 3.010 tr.đ, trong đó: VAST: 900 tr.đ. Doanh nghiệp: 2.110 tr.đ.
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

Xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm sinh học nitrate hóa – khử nitrate làm sạch môi trường nuôi tôm nước lợ qui mô 100 kg/mẻ.

 

Kết quả chính của đề tài

Làm chủ được bộ chủng giống vi khuẩn chuyển hóa nitơ bao gồm vi khuẩn oxy hóa amoni, vi khuẩn oxy hóa nitrite và vi khuẩn khử nitrite
Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm sinh học xử lý amoni và nitrite trong môi trường nuôi tôm nước lợ
-    Về ứng dụng:
Sản phẩm nitrate hóa – khử nitrate được hình thành dưới dạng hạt (lên men xốp) sẽ thực hiện trên cùng một hệ thống bể sinh học (nếu có hệ thống xử lý kết nối với hệ thống nuôi tôm) mà không cần phải thông qua các bể hiếu khí, kỵ khí cồng kềnh nữa, hơn nữa cả 2 nhóm vi khuẩn này là hiếu khí nên cũng không ảnh hưởng đến quá trình sục khí, hay guồng quay cung cấp oxy cho tôm, cá nuôi. Do vậy chế phẩm tạo thành có giá trị về khoa học và thực tiễn, có thể ứng dụng dễ dàng.

Sản phẩm của đề tài:

- Các bài báo đã công bố:
“Modification of expanded clay carrier for enhancing the immobilization and nitrogen removal capacity of nitrifying and denitrifying bacteria in the aquaculture system”, Journal of Bioscience and Bioengineering, 2022
“Một số điều kiện ảnh hưởng tới vi khuẩn chuyển hóa ni tơ khi lên men xốp tạo chế phẩm xử lý ni tơ trong ao nuôi thủy sản”, Hội nghị CNSH toàn quốc 2021 tại Thái Nguyên, NXB Đại học Thái Nguyên, tr. 1192-1197.
“Một số tính chất sinh học của vi khuẩn khử nitrate hiếu khí phân lập tại vùng nuôi tôm thương phẩm ở Việt Nam”, Hội nghị CNSH toàn quốc 2020, NXB Đại học Huế, tr. 371-376.
- Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích:
“Chủng vi khuẩn khử nitrat Bacillus cerus ST26 thuần khiết về mặt sinh học, tạo màng sinh học, có khả năng khử nitrit trực tiếp cả điều kiện kị khí và hiếu khí trong môi trường nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ và sử dụng saccaroza làm nguồn cacbon thay thế cao nấm men, cao thịt và pepton”. Đã được chấp nhận đơn hợp lệ số đơn: 6103w/QĐ-SHTT
- Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ)
Bộ chủng giống xử lý amoni và nitrite: 03 chủng vi khuẩn khử nitrate/nitrite Bacillus sp. ST20, Bacillus sp. ST26, Pseudomonas sp. BL5, được lưu trữ tại Viện Công nghệ sinh học.
Chế phẩm nitrate hóa-khử nitrate: 300 kg (được sử dụng trong mô hình nuôi tôm ngoài thực tế tại tỉnh Trà Vinh, nhằm xử lý ô nhiễm amoni, nitrit)
-  Các sản phẩm khác (nếu có)
01 qui trình tạo chế phẩm vi sinh, quy mô 100 kg/mẻ (Quyết định công nhận quy trình số 579/QĐ-CNSH ngày 23/7/21)
Hồ sơ sản phẩm xin cấp phép lưu hành (đã chuẩn bị các giấy tờ liên quan)

Những đóng góp mới

Chế phẩm nitrate hóa-khử nitrate tạo thành từ dự án là sản phẩm hoàn thiện chứa cả 2 nhóm vi khuẩn nitrate hóa và khử nitrate cùng gắn trên giá thể thực hiện đồng thời 2 quá trình nitrate hóa – khử nitrate. Nhóm vi khuẩn khử nitrate trong thành phần chế phẩm không chỉ thực hiện trong điều kiện yếm khí mà nó còn thực hiện trong điều kiện hiếu khí, hiệu quả của quá trình hiếu khí tăng gấp 3 lần so với yếm khí. Đồng thời, nhóm vi khuẩn khử nitrate có thể khử trực tiếp nitrite mà không cần phải thông qua một số bước nên đã rút ngắn được thời gian xử lý. Từ đó, chế phẩm có hiệu quả cao loại bỏ ô nhiễm amoni, nitrite trong đầm ao nuôi thủy sản.

 

Kiến nghị

Dự án kết thúc sẽ là cơ sở để đưa ra mô hình dự án sản xuất thử nghiệm cấp quốc gia ở mô hình công nghiệp với mô hình 500-1000 kg/mẻ, có sự phối hợp với các doanh nghiệp trên thiết bị sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến.
Dự kiến: Được thực hiện bởi nguồn NSNN trong khoảng 5-6 tỉ đồng và nguồn đối ứng phía doanh nghiệp: 6 tỉ đồng.

 

Ảnh nổi bật đề tài
1669781078041-phà.jpg