Thông tin Đề tài
Tên đề tài | Nghiên cứu thực trạng, diễn biến ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu tác động đến các hệ sinh thái ở vùng bờ biển thành phố Móng Cái |
Mã số đề tài | VAST06.04/20-21 |
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) | Viện Tài nguyên và Môi trường biển |
Thuộc Danh mục đề tài | Hướng Khoa học và Công nghệ biển (VAST06) |
Họ và tên | TS. Đặng Hoài Nhơn |
Thời gian thực hiện | 01/01/2020 - 31/12/2021 |
Tổng kinh phí | 600 triệu đồng |
Xếp loại | Khá |
Mục tiêu đề tài | - Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường trầm tích và môi trường nước vùng bờ biển thành phố Móng Cái và diễn biến gây ô nhiễm do các tác động nhân sinh trong thế kỷ qua. |
Kết quả chính của đề tài | Về khoa học: Đề tài đã đánh giá được đặc trưng nước và trầm tích ven bờ Móng Cái. Chất lượng nước qua các thông số pH, DO, TSS, độ mặn và các kim loại nặng trong nước thấp hơn quy chuẩn Việt Nam QCVN 10-TM:2015/BTNMT. Ven biển Móng Cái chủ yếu là trầm tích hạt thô là cát chiếm ưu thế, trầm tích hạt mịn là bột phân bố ít hơn, thành phần khoáng vật trầm tích phổ biến giảm dần theo thứ tự thạch anh > illit > kaolinit > fenspat > clorrit > gơtit > gipxit. Kim loại nặng trong trầm tích tầng mặt thấp hơn ngưỡng QCVN 43:2017/BTNMT và ngưỡng ISQGs ở cả tầng mặt và 2 cột trầm tích. Ở hiện tại hàm lượng kim loại nặng thấp hơn trong quá khứ, chỉ As có hàm lượng trung bình cao hơn ngưỡng ISQG (7,2mg/kg) ở 2 cột trầm tích. Các chất hữu cơ bền HCBVTV gốc clo (OCPs) hàm lượng khá cao, cao hơn quy chuẩn Việt Nam QCVN 43:2017/BTNMT với các BHCs (Lindan), DDTs (p,o' DDD, p,p' DDT, p,p' DDE, p,o' DDE) và cao nhất là Dieldrin, hệ số tai biến RQ các các chất này khá cáo, cao nhất đến 171,3 là Dieldrin. Các hợp chất PAHs tuy hàm lượng thấp nhưng có xu thế tăng theo thời gian từ 2008 ở cột C1 (cửa sông Ka Long) và từ 1944 ở C2 (Mũi Ngọc). Sản phẩm cụ thể giao nộp: Các xuất bản |
Những đóng góp mới | Đề tài đã bố sung thông tin về đặc điểm trầm tích, tốc độ lắng đọng trầm tích, phân bố diễn biến của kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ bền ở vùng biển giáp biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sự tồn tại của hóa chất bảo vệ thực vật gốc clo có hàm lượng cao trong quá khứ và giảm bớt trong giai đoạn hiện tại cho thấy con người đã sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật nhiều và đưa ra môi trường ven biển, hóa chất bảo vệ thực vật có xu thế giảm do cả Việt Nam và Trung Quốc đều tham gia công ước Stockholm có hiệu lực từ 2004 ở cả 2 nước. |
Địa chỉ ứng dụng | Kết quả đề tài có thể được chuyển giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường của Thành Phố Móng Cái hoặc sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh làm căn cứ khoa học để quản lý môi trường ở vùng biên giới. |
Kiến nghị | Để làm rõ được nguồn cung cấp OCPs từ Việt Nam hay nguồn xuyên biên giới cần đánh giá thêm phần OCPs trên các phần đất nông nghiệp, hệ thống sông suối quanh thành phố ở thành phố Móng Cái và vùng lân cận. |
Ảnh nổi bật đề tài | ![]() |