Thông tin Đề tài

Tên đề tài Xây dựng và mô phỏng các kịch bản sóng thần nguồn gần và nguồn xa trên Biển Đông phục vụ công tác báo tin động đất và cảnh báo sóng thần ở Việt Nam
Mã số đề tài VAST06.02/18-19
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Vật lý địa cầu
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Khoa học và Công nghệ biển (VAST06)
Họ và tên ThS. Phạm Thế Truyền
Thời gian thực hiện 01/01/2018 - 31/12/2020
Tổng kinh phí 600 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

- Xây dựng các kịch bản sóng thần do động đất nguồn gần và nguồn xa phục vụ công tác báo tin động đất và cảnh báo sóng thần.
- Nâng cao năng lực cho Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:
- Đã xây dựng cơ sở dữ liệu nền khu vực nghiên cứu;
- Đã xây dựng cơ sở dữ liệu 1002 kịch bản sóng thần tính sẵn;
- Đã xây dựng cơ sở dữ liệu số các kịch bản sóng thần tính sẵn và hệ thống hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác cảnh báo sớm sóng thần;
- Đã đề xuất các kế hoạch ứng phó sóng thần cho cộng đồng ven biển và các giải pháp phòng tránh thích hợp.
-Về ứng dụng: Các cơ sở dữ liệu số được xây dựng trong khuôn khổ đề tài là nguồn tư liệu tốt để cho các nghiên cứu tiếp theo. Đặc biệt, bộ cơ sở dữ liệu các kịch bản sóng thần tính sẵn sẽ được tham khảo sử dụng trong công tác báo cảnh báo sóng thần tại Việt Nam.

Sản phẩm cụ thể giao nộp:

- Các bài báo đã công bố (liệt kê)
+ Đã công bố 01 bài báo trên tạp chí Journal of Seismology (SCI-E) và 01 bài báo trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển (Đã được chấp nhận đăng)   
1.    Hong Phuong Nguyen, The Truyen Pham, Ta Nam Nguyen, 2019. Investigation of long-term and short-term seismicity in Vietnam. Journal of Seismology, 23, 951-966 (2019). https://doi.org/10.1007/s10950-019-09846-x  (SCI-E)
2.    Nguyễn Hồng Phương, Bùi Công Quế, Vũ Văn Phòng, Phạm Thế Truyền, 2020.  Đánh giá độ nguy hiểm sóng thần do đới đứt gẫy Kinh tuyến 1090 gây ra cho các vùng bờ biển Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, Tập 21, Số 4; 2021: 445–466 (VAST2)
- Các sản phẩm khác (nếu có)
+ Báo cáo tổng hợp đề tài

Những đóng góp mới

- Đã xác lập quy luật tỷ lệ đồng dạng thống nhất động đất cho Việt Nam cho cả hai trường hợp tính địa chấn dài hạn và ngắn hạn, cho phép liên kết cả quy luật lặp lại động đất của Gutenberg-Richter, quy luật phát sinh dư chấn của Omori và quy luật đồng dạng kích thước phá hủy trên các đứt gẫy.
- Xác định được giá trị độ lớn cận dưới động đất M = 4.0 là phù hợp cho các nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm động đất ở Việt Nam.

Khu vực nghiên cứu


 

Địa chỉ ứng dụng

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Kiến nghị

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá độ nguy hiểm sóng thần dựa trên các kịch bản, hay nói cách khác đây là cách tiếp cận tất định trong nghiên cứu sóng thần. Vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm sóng thần theo phương pháp xác suất để có cái nhìn toàn diện về mối nguy hiểm sóng thần ở Việt Nam. Bước kế tiếp là tiến hành đánh giá và phân vùng rủi ro thiên tai sóng thần phục vụ công tác ứng phó và giảm thiểu thiệt hại.

Ảnh nổi bật đề tài
1666756101616-81.png