- Duy trì và tăng cường hợp tác giữa các bên: phối hợp cùng với các đối tác thực hiện các nội dung nghiên cứu của Nhiệm vụ và mở rộng một số hoạt động hợp tác liên quan khác. Thông qua các hoạt động này, đã góp phần tăng cường năng lực của các cán bộ nghiên cứu các quá trình động lực-trầm tích ở vùng cửa sông ven biển, đồng thời mở rộng hợp tác nghiên cứu trong các lĩnh vực nghiên cứu liên quan khác. - Thông qua quá trình hợp tác nghiên cứu giữa hai bên, đã xác định được nguyên nhân hình thành các vùng đục cực đại ở khu vực cửa Cấm- Nam Triệu gắn liền với biến động của độ muối. Đây là yếu tố chính làm tập hợp các hạt trầm tích lơ lửng nhỏ thành những hạt trầm tích lơ lửng có kích thước hạt lớn hơn, hình thành lên các vùng đục cực đại. - Ở khu vực cửa Cấm- Nam Triệu, luôn tồn tại hai kiểu vùng đục cực đại khác nhau: 1) vùng đục cực đại hình thành ở sâu trong sông với điều kiện độ muối ở phía trong sông chỉ khoảng 0,1‰, và đặc trưng bởi độ đục phát triển từ tầng đáy đến tầng mặt trong vùng đục cực đại; 2) vùng đục cực đại thứ hai có vị trí ở phía hạ lưu cửa Cấm-Nam Triệu, hình thành với điều kiện độ muối ở lớp biên ngoài phía biển khoảng 15‰, và đặc trưng bởi vùng đục chủ yếu tồn tại ở nửa dưới của cột nước, trong khi nửa trên của cột nước, độ đục rất nhỏ. - Cấu trúc của các vùng đục cực đại khu vực cửa Cấm-Nam Triệu có sự thay đổi lớn thao mùa: 1) vào mùa khô, độ đục cực đại ở vùng đục phía trong sông có giá trị lớn hơn nhiều so với độ đục cực đại trong vùng đục cực địa xuất hiện ở hạ lưu cửa Cấm-Nam Triệu; 2) vào mùa mưa, xu thế này diễn ra ngược lại, độ đục cực đại xuất hiện ở vùng đục phía trong sông nhỏ hơn nhiều so với độ đục cực đại ở vùng đục cực đại phía cửa sông. - Tại các vùng đục cực đại, kích thước hạt trầm tích lơ lửng tăng mạnh, D50 có thể lên trên trên 60,0μm, tốc độ lắng đọng của các hạt trầm tích lơ lửng cùng tăng lên trên 0,15mm/s. Với sự tăng lên của kích thước hạt trầm tích và vận tốc lắng đọng của trầm tích lơ lửng, hình thành lên các đới lắng đọng cực đại ở dọc khu vực cửa Cấm-Nam Triệu. Các đới lắng đọng cực đại này tồn tại quanh năm, với quy mô, cường độ và vị trí thay đổi theo dao động của mực nước thủy triều và biến động mùa của các khối nước sông. Kết quả của hiện tượng này là các vùng bồi lắng đặc trưng bởi tỷ lệ bùn lỏng cao trên các tuyến luồng, cảng, vũng quay tàu dọc sông Cấm đến cửa Nam Triệu. Sản phẩm cụ thể giao nộp: - Các bài báo đã công bố (liệt kê): 1. Vinh V.D., Ouillon S., 2021. The double structure of the Estuarine Turbidity Maximum in the Cam-Nam Trieu mesotidal tropical estuary, Vietnam, Marine Geology, 442, Article 106670, doi:10.1016/j.margeo.2021.106670 (SCIE-Q1) 2. Nguyen, M. H., Ouillon, S., & Vu, D. V. (2021). Seasonal variation of suspended sediment and its relationship with turbidity in Cam - Nam Trieu estuary, Hai Phong (Vietnam). Vietnam Journal of Marine Science and Technology, 21(3). https://doi.org/10.15625/1859-3097/16076 (VAST2) 3. Vinh, V. D., Ouillon, S., & Nguyen, M. H. (2021). Suspended sediment floc size in the Cam - Nam Trieu estuary (Hai Phong, Vietnam), in wet season. Vietnam Journal of Marine Science and Technology, 21(3). https://doi.org/10.15625/1859-3097/16074 (VAST2) - Đào tạo: Hỗ trợ đào tạo 01 tiến sỹ |