Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu xây dựng, thiết kế các tài liệu và tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng tránh động đất cho cộng đồng
Mã số đề tài NVKH00.05/21-21
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Vật lý địa cầu
Họ và tên Bùi Thị Nhung
Thời gian thực hiện 01/01/2021 - 31/12/2021
Tổng kinh phí 350 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Cung cấp cho cộng đồng các kiến thức về động đất, kỹ năng ứng phó khi động đất xảy ra phục vụ công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai và an sinh xã hội.

Kết quả chính của đề tài

Về ứng dụng:
- Một sách giấy khoa học phổ biến kiến thức phổ thông về động đất, các biện pháp ứng phó với động đất cho cộng đồng có tiêu đề: “NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN ĐỂ AN TOÀN VỚI ĐỘNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM”.  
- Một tờ gấp tuyên truyền các hành động cần phải thực hiện trước, trong và sau động đất.
- Một tờ rơi một mặt, kiểu dán tường khuyến cáo về các phản ứng kịp thời khi động đất xẩy ra.
- Một video có thời lượng 14 phút, gồm 2 phần: Phần I: Phổ biến kiến thức khoa học phổ thông về động đất; Phần II: Hướng dẫn kỹ năng phòng tránh động đất tại Việt Nam.

Những đóng góp mới

Xây dựng bộ tài liệu cung cấp các kiến thức về động đất, kỹ năng ứng phó khi động đất xảy ra.

Địa chỉ ứng dụng

- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.
- Cơ quan báo chí, truyền thông;
- Một số cơ quan quản lý có liên quan và người dân.
- Các tài liệu có thể sử dụng theo kế hoạch hàng năm hoặc đột xuất phục vụ các lớp học tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tập huấn về động đất, kỹ năng phòng tránh động đất cho người dân tại các địa phương bị động đất hoặc ảnh hưởng bởi động đất.

Kiến nghị

Trong điều kiện hạn chế về thời gian và kinh phí, nhiệm vụ ưu tiên hướng tới đối tượng là cơ quan truyền thông, cơ quan quản lý và người dân tại các khu vực đô thị đông dân cư, tập trung nhiều nhà cao tầng. Tuy nhiên, thực tế động đất không chỉ tác động đến các khu vực đô thị, chấn tâm động đất chủ yếu xảy ra tại các khu vực miền núi phía bắc nước ta, hay các khu vực miền trung nhiều hoạt động thủy điện, tại đây tập trung nhiều dân tộc khác nhau, với văn hóa, tiếng nói, trình độ dân trí khác nhau. Chính vì vậy việc nghiên cứu xây dựng các tài liệu về động đất, hướng dẫn các kỹ năng ứng phó giảm thiểu rủi ro do động đất có tính đặc thù khu vực cần được thực hiện trong thời gian tới. Bên cạnh đó hoạt động giáo dục cộng đồng cần được thực hiện thường xuyên, phong phú về sản phẩm, phương pháp tiếp cận phù hợp. Tiến tới đưa chương trình giáo dục giảm thiểu rủi ro động đất, sóng thần thành chiến lược quốc gia. Để thực hiện được mục tiêu đó cần:
+ Xây dựng giải pháp giảm thiểu rủi ro quốc gia trong đó có động đất. Xây dựng các tài liệu tuyên truyền về động đất bằng một số ngôn ngữ dân tộc chính. Xây dựng các tài liệu mang tính đặc thù khu vực đó là khu vực miền núi, khu vực đồng bằng nông thôn, khu vực thành thị.
+ Kết hợp các cơ quan truyền thông…Triển khai hoạt động tuyên truyền, tập huấn về động đất vào nhà trường, khu dân cư, cơ quan, nhà máy.
+ Để khẳng định vai trò của Việt Nam là một thành viên tích cực trong mạng lưới báo tin động đất và cảnh báo sớm sóng thần quốc tế, nâng cao vai trò của cơ quan quốc gia về báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cần biên tập, xuất bản các tài liệu song ngữ tuyên truyền về động đất bằng tiếng Việt Nam và tiếng anh.

 

Ảnh nổi bật đề tài
1665559111858-70.jpg