Thông tin Đề tài

Tên đề tài Phát triển mô hình chuyển đổi bức xạ của tán cây phục vụ giám sát hệ sinh thái rừng ngập mặn từ dữ liệu viễn thám: thí điểm huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau
Mã số đề tài ĐLTE00.06/20-21
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Địa lý Tài nguyên TP.HCM
Thuộc Danh mục đề tài Chương trình hỗ trợ cán bộ trẻ của Viện Hàn lâm KHCNVN
Họ và tên ThS. Nguyễn An Bình
Thời gian thực hiện 01/01/2020 - 31/12/2021
Tổng kinh phí 500 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Phát triển mô hình nhằm phát hiện đặc tính lý sinh của tán cây dựa trên các đặc tính bức xạ của ảnh viễn thám phục vụ giám sát hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học: Xác lập được cơ sở khoa học trong việc ước tính đặc tính lý sinh tán cây dựa trên các đặc tính bức xạ ảnh viễn thám.
Về ứng dụng: Phát triển thành công mô hình chuyển đổi bức xạ phục vụ ước tính đặc tính lý sinh tán cây rừng ngập mặn, đồng thời cung cấp giải pháp tự động hóa trong việc phân loại hiện trạng lớp phủ rừng ngập mặn từ ảnh viễn thám.

Sản phẩm cụ thể giao nộp:

- Các bài báo đã công bố:
+ Leon T. Hauser, Nguyen An Binh, Pham Viet Hoa, Nguyen Hong Quan, Joris Timmermans, 2020. Gap-Free Monitoring of Annual Mangrove Forest Dynamics in Ca Mau Province, Vietnamese Mekong Delta, Using the Landsat-7-8 Archives and Post-Classification Temporal Optimization. https://doi.org/10.3390/rs12223729. Remote Sensing, 12(22). ISSN 2072-4292.
+ Nguyen An Binh, Leon T. Hauser, Pham Viet Hoa, Giang Thi Phuong Thao, Nguyen Ngoc An, Huynh Song Nhut, Tran Anh Phuong, Jochem Verrelst, 2021. Quantifying mangrove leaf area index from Sentinel-2 imagery using hybrid models and active learning. DOI: 10.1080/01431161.2021.2024912. International Journal of Remote Sensing. Print ISSN: 0143-1161. Online ISSN: 1366-5901
+ Huỳnh Song Nhựt, Nguyễn An Bình, Nguyễn Ngọc Ẩn, Trần Anh Phương, Phạm Việt Hòa, Giang Thị Phương Thảo, Vũ Quang Huy, 2021. Ước tính đặc tính lý sinh rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau bằng mô hình chuyển đổi bức xạ. Tạp chí Tài nguyên và môi trường, số 15 (365). ISSN: 1859-1477
- Các sản phẩm cụ thể:
+ Mô hình chuyển đổi bức xạ phục vụ giám sát hệ sinh thái rừng ngập mặn từ dữ liệu viễn thám huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau (phụ lục 1 báo cáo kết quả đề tài)
+ Bộ bản đồ hiện trạng lớp phủ huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau từ năm 2000 đến 2020 tỷ lệ 1:100.000: 14 bản đồ trình bày trên giấy A1, lưu trữ đĩa CD.
+ Bộ bản đồ biến động rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau các giai đoạn 5 năm, 10 năm, 15 năm và 20 năm từ 2000 đến 2020 tỷ lệ 1:100.000: 10 bản đồ trình bày trên giấy A1, lưu trữ đĩa CD.
+ Bộ cơ sở dữ liệu nền địa lý, dữ liệu thực địa, hiện trạng biến động, số liệu thống kê huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà  Mau, định dạng geodatabase, lưu trữ trên đĩa CD
+ Mã nguồn phân loại tự động hiện trạng lớp phủ huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau được tích hợp trên nền tảng Google Earrth Engine, chạy trực tiếp thông qua trình duyệt web (phụ lục 2 báo cáo kết quả đạt được đề tài)
- Các sản phẩm khác:
+ Hỗ trợ đào tạo Thạc sĩ: 01

Những đóng góp mới

- Nền tảng điện toán đám mây Google Earth Engine (GEE) cung cấp giải pháp tự động hóa trong việc giám sát hiện trạng biến động rừng ngập mặn, có khả năng xử lý dữ liệu không gian lớn, dễ dàng chuyển giao sử dụng.
- Mô hình chuyển đổi bức xạ lần đầu tiên được xác lập để ước tính đặc tính lý sinh tán cây phục vụ giám sát sức khỏe hệ sinh thái RNM. Mô hình có thể được kế thừa để áp dụng cho các khu vực nghiên cứu khác nhau.
- Kết hợp hai phương pháp này mang tới một giải pháp hoàn chỉnh trong giám sát RNM cả về chất lượng (đặc tính lý sinh, sức khỏe thực vật) và số lượng (hiện trạng, biến động diện tích)

Ảnh nổi bật đề tài
1664438668025-65.png