Thông tin Đề tài

Tên đề tài Vi nấm từ vùng biển Việt Nam là nguồn hứa hẹn cho các hợp chất mới có hoạt tính kháng khuẩn, chống ung thư và bảo vệ thần kinh
Mã số đề tài QTRU01.03/19-20
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang
Cơ quan phối hợp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Quỹ Nghiên cứu cơ bản Nga (VAST- RFBR)
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế
Họ và tên PGS.TS. Trần Thị Thanh Vân
Thời gian thực hiện 01/04/2019 - 31/12/2020
Tổng kinh phí 200 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Nghiên cứu thu nhận các hợp chất chuyển hóa thứ cấp mới có hoạt tính kháng sinh, chống ung thư và bảo vệ tế bào thần kinh từ nguồn vi nấm biển Việt Nam.
•    Mục tiêu cụ thể thực hiện ở Việt Nam: Nghiên cứu thu nhận các hợp chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính kháng sinh, chống ung thư và bảo vệ tế bào thần kinh từ nguồn vi nấm phân lập ở vùng biển Nha Trang.

Kết quả chính của đề tài

Từ 62 chủng vi nấm biển từ 21 mẫu hải miên, 01 mẫu san hô mềm và 02 mẫu trầm tích thu nhận ở vùng biển Nha Trang, nhóm nghiên cứu đã sàng lọc được 45/62 (72,6%) chủng vi nấm có khả năng kháng ít nhất 01 chủng vi sinh vật kiểm định, 38 (61,2%) chủng có khả năng bắt gốc tự do DPPH và 59 (95,1%) chủng có khả năng bắt gốc tự do ABTS với SC% > 50%. Mười hợp chất tự nhiên đã được phân lập từ 02 chủng vi nấm tuyển chọn, cụ thể:
+ Chủng A. flocculosus 01NT-1.12.3: Thu nhận 06 hợp chất, trong đó có 03 hợp chất mới là 12-epi-aspertetranone D (3), 6β,9α,14-trihydroxycinnamolide (5), 6β,7β,14-trihydroxyconfertifolin (6) và 03 hợp chất đã biết là aspilactonol F (1), dihydroaspyrone (2), và aspertetranone D (4).
+ Chủng A. niveoglaucus 01NT-1.10.4: Thu nhận 04 hợp chất bao gồm neoechinulin B (7), neoechinulin C (8), neoechinulin E (9) và neoechinulin (10).  
Trong đó, các hợp chất 1-6 thể hiện hoạt tính kháng các chủng vi sinh vật kiểm định với MIC 16-64 µg/ml. Hợp chất 6β,9α,14-trihydroxycinnamolide (5) và neoechinulin (10) gây độc tế bào 22Rv1 với giá trị IC50 lần lượt 31,5 và 49,9 µM. Hợp chất 10 ức chế sự phát triển của hai dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt PC-3 và LNCaP ở các giá trị IC50 lần lượt 63,8 và 38,9 µM. Các hợp chất 7-10 có khả năng bắt gốc tự do DPPH với giá trị IC50 lần lượt 34,0; 31,1; 46,0 và 62,6 µM. Hợp chất neoechinulin B (7) and neoechinulin E (9) làm tăng khả năng sống sót của dòng tế bào Neuro-2a lần lượt là 68,4% và 55,6% khi được xử lý bằng chất gây độc rotenone.
Đây chính là những kết quả bước đầu trong định hướng nghiên cứu phát hiện nguồn dược liệu mới phục vụ cho lĩnh vực y sinh từ nguồn sinh vật biển Việt Nam. Các sản phẩm nghiên cứu đạt được đã góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các nhà khoa học Việt Nam và Liên Bang Nga đồng thời nâng cao trình độ khoa học của các cán bộ nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang.

Sản phẩm cụ thể giao nộp:

- Các bài báo đã công bố:
1. Smetanina O.F., Yurchenko A.N., Trinh P.T.H., Antonov A.S., Dyshlovoy S.A., von Amsberg G., Kim N.Y., Chingizova E.A., Pislyagin E.A., Menchinskaya E.S., Yurchenko E.A., Van T.T.T, Afiyatullov S.S. 2020. Biologically active echinulin-related indolediketopiperazines from the marine sediment-derived fungus Aspergillus niveoglaucus. Molecules, 25(1):61.
2. Yurchenko A.N., Trinh P.T.H., Smetanina O.F., Rasin A.B., Popov R.S., Dyshlovoy S.A., von Amsberg G., Menchinskaya E.S., Van T.T.T., Afiyatullov S.S. 2019. Biologically active metabolites from the marine sediment-derived fungus Aspergillus flocculosus. Marine drugs, 17(10):579.
3. Phan Thị Hoài Trinh, Trần Thị Thanh Vân, Ngô Thị Duy Ngọc, Cao Thị Thúy Hằng, Lê Thị Hoa, Đinh Thành Trung, Huỳnh Hoàng Như Khánh, Lê Đình Hùng. 2019. Đánh giá hoạt tính kháng sinh và chống oxy hóa của một số chủng vi nấm phân lập ở vùng biển Nha Trang. Tạp chí Sinh học,  41 (2se1 & 2se2): 409-417.
- Giấy xác nhận hướng dẫn sinh viên hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học.

Những đóng góp mới

Nghiên cứu đã phân lập được 10 hợp chất từ 02 chủng vi nấm tuyển chọn, trong đó có 03 hợp chất mới và thể hiện các hoạt tính sinh học thú vị bao gồm kháng sinh và gây độc tế bào ung thư tiền liệt tuyến.

Kiến nghị

* Kiến nghị:
Các nhà khoa học thuộc Viện Hóa sinh hữu cơ Thái Bình Dương, là một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về lĩnh vực nghiên cứu các hợp chất chuyển hóa có hoạt tính sinh học từ nguồn sinh vật biển sử dụng cho mục đích làm thực phẩm chức năng và các thuốc mới trong điều trị bệnh. Vì vậy, việc hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học Nga là vô cùng thuận lợi để triển khai hướng nghiên cứu mới này ở nước ta. Các kết quả nghiên cứu của Nhiệm vụ, ngoài việc cho ra những số liệu khoa học-công nghệ mới, còn góp phần tăng cường tiềm lực cán bộ khoa học có kiến thức hiện đại để đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học và công nghệ biển.
* Đề xuất:
Cần tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu các hoạt chất sinh học từ nguồn vi sinh vật ở vùng biển Việt Nam để khai thác, sử dụng hợp lý và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên biển đồng thời khẳng định tiềm năng đa dạng sinh học của vùng biển đảo nước ta.

Ảnh nổi bật đề tài
1654588911012-30. tran thi thanh van.jpg