Thông tin Đề tài

Tên đề tài Xây dựng công nghệ sản xuất màng chitosan phối hợp với các hợp chất phức chelat, nano kim loại bọc phân ure và một số loại phân bón khác
Mã số đề tài UDSXTN.03/18-19
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Công nghệ Hoá học
Thuộc Danh mục đề tài Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Viện
Họ và tên Hoàng Thị Kim Dung
Thời gian thực hiện 01/04/2018 - 30/04/2021
Tổng kinh phí 2.242 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Tạo ra một loại phân bón ure mới có khả năng làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, hỗ trợ cho cây trồng phát triển tốt.

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:
- Đã đề ra quy trình tạo ra dung dịch oligochitosan với hàm lượng cao 10% mà không qua quá trình sấy nhằm giảm chi phí trong sản xuất.
- Tạo ra được hổn hợp màng bao phối hợp oligochitosan với vi lượng dạng chelat axit amin.
Về ứng dụng:
- Đã sử dụng sản phẩm hổn hợp màng bao oligochitosan với vi lượng chelat axit amin để bao Ure và NPK, tạo ra dòng sản phẩm mới Ure, NPK vi lượng.
- Đã sử dụng sản phẩm Ure, NPK vi lượng thử nghiệm trên rau ăn lá, cây công nghiệp ngắn ngày.

Sản phẩm cụ thể giao nộp:

- Các bài báo đã công bố (liệt kê): 1bài báo công bố trên tập chí quy tính trong nước
- Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích (liệt kê): 2 giải pháp hữu ích đã được chấp nhận.
- Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ): sản xuất 300 lít dung dịch ( gồm công thức 1,2 và 3) cho bao 60 tấn ure tại Trung Tâm Nghiên cứu-Phát triển, Công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau

Những đóng góp mới

Dòng phân bón sử dụng dạng phức Chelate acid amin bao gồm các acid amin và một hoặc một số nguyên tố dinh dưỡng (kim loại) và là dạng phân bón thích hợp hơn để sản xuất bền vững hơn so với phân bón thông thường. Trong các nghiên cứu gần đây, người ta đã chỉ ra rằng việc sử dụng các chelate acid amin trong các chất dinh dưỡng, làm tăng đáng kể sự phát triển của thực vật và sản xuất sinh khối  (Zeid, 2009; Ghasemi et al., 2014; Souri et al., 2017), số lượng và kích thước lá (Garcia et al., 2011; Souri and Yarahmadi, 2016), năng suất trái (Naseri et al., 2013; Pourebrahimi, et al., 2013; Fahimi et al., 2016), chất lượng quả (Machado et al., 2008; Souri et al., 2017); trong khi các dạng phân bón hóa học sử dụng  muối vô cơ thường làm giảm hoạt động của vi sinh vật trong đất và độ phì nhiêu của đất (Salwa, 2011; Souri, 2015).

Mặt khác, dòng phức chelate này được bao phủ trên ure và NPK thông qua màng bao chitosan, vừa cung cấp hàm lượng đạm hoặc đạm, phospho, kali, vừa cung cấp vi lượng dạng dễ hấp thu cho cây trồng. Bên cạnh đó, oligochitosan có những đặc tính kháng nấm, kháng vi sinh vật cũng như tạo môi trường kích thích sinh trưởng tự nhiên cho cây trồng. Tất cả sự kết hợp này tạo nên dòng phân bón  có thể làm tăng hoạt tính và độ phì nhiêu của vi sinh vật trong đất, vừa cung cấp đạm, vi lượng cho cây trồng, giúp làm giảm lượng phân bón sử dụng mà không làm giảm hiệu suất sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường cũng chưa có dòng phân bón nào có sự kết hợp giữa các chelate amino acid và oligochitosan bao phủ trên ure hay NPK, đây cũng là triển vọng đầy hứa hẹn để đưa dòng phân bón thông minh ra thị trường.

Địa chỉ ứng dụng

Công ty cổ phần phân bón Cà Mau.

Ảnh nổi bật đề tài
1647400659889-10. hkdung.png