Thông tin Đề tài

Tên đề tài Hệ nano từ mang thuốc phát huỳnh quang hồng ngoại gần cho chẩn đoán và điều trị ung thư
Mã số đề tài QTFR01.01/19-20
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Khoa học Vật liệu
Cơ quan phối hợp Trung tâm nghiên cứu hóa học và công nghệ sinh học cho y tế - Đại học Paris Descartes, Chimie ParisTech, INSERM U1022, Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế
Họ và tên PGS.TS. Hà Phương Thư
Thời gian thực hiện 01/01/2019 - 30/06/2021
Tổng kinh phí 200 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

-    Chế tạo được các hệ dẫn thuốc đa chức năng từ-huỳnh quang có cấu trúc nano: hạt nano từ Fe3O4 (tác nhân làm tăng độ tương phản và khả năng tự đốt nóng khi có từ trường ngoài) mang thuốc (Doxorubicin), gắn phân tử phát huỳnh quang vùng hồng ngoại gần (cyanine 5.5 hoặc quantum dots) với chất mang là polymer hoặc copolymer.
-    Chứng minh được khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, khả năng tăng độ tương phản trong MRI, khả năng nhiệt từ trị (hyperthermia) và khả năng theo dõi, phát hiện bằng huỳnh quang của các hệ dẫn thuốc cấu trúc nano.

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học: Đề tài đã chế tạo được các hệ dẫn thuốc nano đa chức năng từ, huỳnh quang, mang thuốc và gắn chất phát huỳnh quang hồng ngoại gần. Các hệ dẫn thuốc này đã được chứng minh có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, làm tăng độ tương phản ảnh MRI, có khả năng nhiệt từ trị và theo dõi được bằng kĩ thuật huỳnh quang.
Về ứng dụng: Đề tài mở ra khả năng ứng dụng việc chẩn đoán (bằng MRI và kĩ thuật huỳnh quang) kết hợp với điều trị (hóa trị, nhiệt trị) ung thư bằng cùng một hệ dẫn thuốc đa chức năng.
Về đào tạo: Đề tài hỗ trợ đào tạo 1 thạc sĩ.
Về phát triển hợp tác: Đề tài thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa 2 nhóm nghiên cứu thuộc 2 cơ quan chủ trì tại Việt Nam và Pháp. Chủ nhiệm đề tài phía Việt Nam đã sang Pháp trao đổi học thuật và thực hiện một số kĩ thuật chưa có ở Việt Nam. Bên cạnh thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, 2 nhóm nghiên cứu tiếp tục có các hợp tác hơn nữa như làm các thử nghiệm thăm dò cho các nghiên cứu tiếp theo.
Sản phẩm cụ thể giao nộp:

-    Các bài báo đã công bố (liệt kê):

+ Phuong Thu Ha, Thi Thu Huong Le, Thi Dieu Thuy Ung, Hai Doan Do, Bich Thuy Doan, Thi Thu Trang Mai, Hong Nam Pham, Thi My Nhung Hoang, Ke Son Phan and Thuc Quang Bui. Properties and bioeffects of magneto – near infrared nanoparticles on cancer diagnosis and treatment, 2020, New Journal of Chemistry, 44, 17277-17288, (Q1, IF = 3.591).

+ Le Thi Thu Huong, Phan Ke Son, Ung Thi Dieu Thuy, Tran Thi Lan Anh, Dong Thi Nham, Ha Phuong Thu. Factors affecting fluorescent intensity oF Fe3O4- cyanine 5.5 nanoparticles, Vietnam Journal of Science and Technology, accepted.

-    Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích (liệt kê nếu có):
-    Các sản phẩm (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ):
-    Đào tạo: Góp phần đào tạo 1 thạc sĩ (ThS. Phan Kế Sơn)

Những đóng góp mới

-    Đề tài đã tổng hợp được các hệ nano đa chức năng FADQ mang chấm lượng tử CdTe (QD) phát huỳnh quang hồng ngoại gần ở bước sóng 710 nm.
-    Đề tài đã xác định được điều kiện gắn chất phát huỳnh quang hồng ngoại gần cyanine 5.5 lên hạt nano sắt từ, từ đó chế tạo được hệ mang thuốc đa chức năng gắn cyanine 5.5.
-    Các hệ mang thuốc đã tổng hợp có khả năng phát huỳnh quang ở vùng hồng ngoại gần, có khả năng mang thuốc, sinh nhiệt trong vùng nhiệt từ trị, có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, tăng cường độ tương phản ảnh MRI và phát hiện được bằng thiết bị huỳnh quang.

Ảnh nổi bật đề tài
1646119022066-6. hpthu.png