Thông tin Đề tài
Tên đề tài | Tính đa dạng và đặc thù của các loài ong có ngòi đốt (Hymenoptera, Aculeata) ở Việt Nam |
Mã số đề tài | QTPL01.02/19-20 |
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) | Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật |
Thuộc Danh mục đề tài | Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế |
Họ và tên | PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên |
Thời gian thực hiện | 01/05/2019 - 31/05/2020 |
Tổng kinh phí | 200 triệu đồng |
Xếp loại | Xuất sắc |
Mục tiêu đề tài | Trong giai đoạn đầu tiên, nhiệm vụ có các mục tiêu sau: |
Kết quả chính của đề tài | - Đã ghi nhận được 148 loài ong có ngòi đốt thuộc bốn họ Chrysididae, Apidae, Megachilidae và Vespidae ở 3 tỉnh (Cao Bằng, Lạng Sơn và Tuyên Quang) thuộc khu vực Đông Bắc nước ta, trong đó có 31 loài và 6 giống thuộc họ Chrysididae, 29 loài và 10 giống thuộc họ Apidae, 11 loài và 4 giống thuộc họ Megachilidae và 77 loài và 30 giống thuộc họ Vespidae. Số lượng các loài ghi nhận được nhiều nhất ở Lạng Sơn (71 loài), tiếp đến là Cao Bằng (62 loài) và Tuyên Quang (59 loài), trong đó có 39 loài chỉ ghi nhận được ở Lạng sơn, 37 loài chỉ ghi nhận được ở Cao Bằng và 32 loài chỉ ghi nhận được ở Tuyên Quang. Điều này cho thấy tính đặc thù trong phân bố của các loài ong có ngòi đốt thuộc bốn họ ở các điểm nghiên cứu. |
Những đóng góp mới | - Có 3 loài mới cho khoa học đã được mô tả, hai giống và 16 loài là ghi nhận mới cho khu hệ các loài ong cánh màng của Việt Nam. |
Sản phẩm đề tài | - Các bài báo đã công bố (liệt kê): đã công bố 03 bài báo trên tạp chí thuộc danh lục ISI (SCI-E): - Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích (liệt kê nếu có): không |
Địa chỉ ứng dụng | Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được sử dụng bởi các cơ quan chức năng của ba tình Đông Bắc như Chi cục kiểm lâm, VQG Phia Oac, KBTTN Cham Chu, KBTTN Hữu Liên, đây là cơ sở khoa học để các cơ quan này xây dựng kế hoạch, quy hoạch bảo tồn, phát huy và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. |
Kiến nghị | Thành phần các loài ong có ngòi đốt bộ Hymenoptera ở Việt Nam là rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên nghiên cứu về phân loại còn ít được chú trọng, vì vậy đề nghị được tiếp tục nghiên cứu về phân loại và sự phân bố của nhóm ong này ở các khu vực khác của nước ta để có một cái nhìn khái quát và đầy đủ về sự đa dạng của nhóm này ở Việt Nam, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm nghiên cứu bảo tồn và sử dụng chúng trong tương lai. |