Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu hoàn thiện quy trình tuyển chọn, nhân nuôi; xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm trong chăn nuôi heo rừng, bò sữa, bò thịt tại khu vực Tây Nguyên
Mã số đề tài TN16/C01
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Sinh học Nhiệt đới
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ thuộc Chương trình Tây nguyên 2016-2020
Họ và tên Hoàng Nghĩa Sơn
Chức danh, học hàm, học vị chủ nhiệm PGS.TS.
Thời gian thực hiện 01/12/2016 - 31/12/2019
Tổng kinh phí 9.759 triệu đồng
Xếp loại Đạt
Mục tiêu đề tài

Tuyển chọn, ổn định được giống heo rừng thuần và phát triển công nghệ chăn nuôi heo rừng lai thương phẩm. Xây dựng trang trại chăn nuôi và thương hiệu thịt heo rừng có nguồn gốc Tây Nguyên. Bảo vệ nguồn gen heo rừng cấp độ phòng thí nghiệm và trong tự nhiên. Cải tạo và nâng cao chất lượng đàn bò thịt tại một số vùng thuộc biên giới của tỉnh Đắk Nông phục vụ phát triển kinh tế gắn liền với an ninh quốc phòng. Ứng dụng công nghệ tinh giới tính và sử dụng hóc môn sinh sản để tăng hiệu quả chăn nuôi bò sữa, góp phần phát triển cả về chất và lượng đàn bò sữa tại Lâm Đồng.

Kết quả chính của đề tài

- Về khoa học: Đề tài đã tuyển chọn, ổn định được giống heo rừng thuần và phát triển công nghệ chăn nuôi heo rừng lai thương phẩm. Nghiên cứu cũng đã đánh giá được các đặc tính sinh trưởng, phát triển heo rừng, các đặc điểm sinh học của giao tử, tế bào heo rừng Tây Nguyên. Mối quan hệ giữa chất lượng thịt và tính đa hình của các gene liên quan đến chất lượng thịt heo (GRHM, MC4R, C8) và bò (Leptin, DGAT1, SCD1) cũng đã được đánh giá, giúp chọn lọc các cá thể có chất lượng thịt tốt.
- Về ứng dụng: Nghiên cứu đã xây dựng mô hình trang trại nuôi heo rừng thuần, nuôi heo rừng lai thương phẩm kiêm hệ thống nhà hàng tiêu thụ sản phẩm tại Đắk Nông với số lượng heo rừng thuần 30 con và trên 100 con heo lai, hàng năm đẻ trên 850 con. 20 heo rừng thuần được thả trở lại tự nhiên có gắn Chip theo dõi. Nghiên cứu cũng đã xây dựng mô hình trang trại nuôi bò lai hướng thịt của các đồn biên phòng thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên tỉnh Đắk Nông với tổng số bò mẹ của các mô hình là 60 con. Ngoài ra,  đề tài cũng tiến hành gieo tinh nhân tạo cho đàn bò của thành phố Gia Nghĩa và huyện Đắk Mil, tổng số bò mẹ gieo tinh nhân tạo là 549 con.

 

Những đóng góp mới

Xác định được sự sinh trưởng, phát triển của heo rừng Tây Nguyên và đông lạnh nguồn giao tử, tế bào heo rừng Tây Nguyên. Đề tài đã đánh giá được mối quan hệ giữa đa hình các gene liên quan đến chất lượng thịt của các cá thể heo lai và bò lai, giúp chọn lọc các cá thể có năng suất chất lượng thịt tốt.

Sản phẩm đề tài

- Các bài báo đã công bố (liệt kê): một số công trình tiêu biểu bao gồm:
1. Lê Thị Thu Huệ, Lê Thành Long, Đoàn Chính Chung, Hoàng Nghĩa Sơn, Đánh giá khả năng tăng sinh và lão hóa của nguyên bào sợi heo sóc tây nguyên, Công nghệ sinh học, tập 15, số 3A, 2017, trang 209 – 214.
2. Son HN, Chi HNQ, Chung DC, Long LT. Morphological changes during replicative senescence in bovine ovarian granulosa cells. Cell Cycle. 2019;18(13):1490-1497.
3. Evaluation of water holding capacity of pork from f1 hybrid pig crossed between vietnamese native wild boar and mong cai pigs, Le Thu Hue, Nguyen Le Huy Thinh, Diep Trung Cang, Le Thanh Long, Hoang Nghia Son, International Research Journal of Natural and Aplied Sciences, volume 6, number 5, May, 2018. P 1-6.
4. Evaluation of beef charateristics during preservation, Ha Thanh Tung, Le Thi Chau, Nguyen Van Hanh, Le Thanh Long, Hoang Nghia Son, International Journal of Horticulture, Agriculture and Food Science, volume 4, number 2, Aug, 2018, p 132 – 136.
- Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích (liệt kê): Nhãn hiệu “Heo rừng ITB Viện Sinh Học Nhiệt Đới” (Quyết định số 30493/QD0-SHTT của Cục sở hữu trí tuệ)
- Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ): 200 cọng rạ tinh heo rừng, 50 phôi blastocyst heo rừng tại Viện Sinh học nhiệt đới; 03 Mô hình nuôi bò sữa nông hộ tại Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng; 10 Mô hình trang trại nuôi bò lai hướng thịt của các đồn biên phòng thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng và 3 mô hình nông hộ nuôi bò lai hướng thịt tại các huyện biên giới tỉnh Đắk Nông; heo rừng lai tại hợp tác xã Minh Tâm, Tuy Đức, Đắk Nông.
- Các sản phẩm khác: Đã đào tạo 7 KTV, hỗ trợ đào tạo 3 NCS (1 NCS đã bảo vệ và nhận bằng).

Địa chỉ ứng dụng

Bộ chỉ huy Bộ đội biên tỉnh Đắk Nông; hợp tác xã Minh Tâm, huyện Tuy Đức, Đắk Nông; một số nông hộ nuôi bò sữa ở Đơn Dương và Đức Trọng, Lâm Đồng.

Ảnh nổi bật đề tài
1615884485634-Heo rừng được thả vào vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng.png