Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính chống tiểu đường của cây Râu mèo ở Việt Nam (Orthosiphon stamineus Benth.) .
Mã số đề tài VAST.ĐLT.06/17-18
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài Độc lập trẻ cấp Viện
Họ và tên Nguyễn Phi Hùng
Chức danh, học hàm, học vị chủ nhiệm TS.
Thời gian thực hiện 01/01/2017 - 31/12/2018
Tổng kinh phí 500 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

- Nghiên cứu thành phần hóa học của phần trên mặt đất cây Râu mèo (Orthosiphon stamineus Benth.) ở Việt Nam.
- Nghiên cứu tác dụng chống tiểu đường của dịch chiết và các hợp chất hóa học phân lập được từ phần trên mặt đất cây Râu mèo ở Việt Nam.

Kết quả chính của đề tài
  • Về khoa học: 
- Tên khoa học chính xác của mẫu thực vật nghiên cứu: hồ sơ giám định và mẫu lưu trữ
- Các mẫu cao chiết và cấu trúc hóa học của 40 hợp chất hóa học phân lập được từ cây Râu mèo.
- Kết quả tác dụng tăng cường hấp thụ đường (2-NBDG) và ức chế enzyme PTP1B của cao tổng và của 40 hợp chất phân lập được.
  • Về ứng dụng: 
- 01 Qui trình phân lập tạo phân đoạn giàu hợp chất chính có hoạt tính sinh học từ cây Râu mèo ở quy mô phòng thí nghiệm.
Những đóng góp mới
- Đây là nghiên cứu đầu tiên về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học (tăng cường hấp thụ đường trên dòng tế bào mô mỡ 3T3-L1 và ức chế hoạt lực enzyme PTP1B) của cây Râu mèo (Orthosiphon stamineus Benth.) được thực hiện ở Việt Nam.
- Thành phần hóa học của cây Râu mèo đã được nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết. 40 hợp chất hóa học đã được phân lập và nhận dạng cấu trúc từ phần trên mặt đất của cây Râu mèo, trong đó bao gồm 16 hợp chất phenylpropanoids (một hợp chất mới phân lập từ thiên nhiên), 7 hợp chất pimarane-diterpenoids và 17 hợp chất flavonoids.
- Góp phần đào tạo một nghiên cứu sinh chuyên ngành hóa học hữu cơ (thời gian đào tạo 2016-2020)
- Hướng dẫn được 02 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành hóa hữu cơ. 
Kiến nghị

Dựa vào các kết quả đạt được của đề tài về thành phần hóa học và các tác dụng sinh học của cây Râu mèo và các hợp chất phân lập được, đặc biệt là khả năng chống tiểu đường của các hợp chất hóa học từ cây Râu mèo. Ngoài ra, đề tài cũng đã nghiên cứu được quy trình phân lập tạo phân đoạn giàu hợp chất chính có hoạt tính sinh học từ cây Râu mèo ở quy mô phòng thí nghiệm. Do đó, chủ nhiệm đề tài kiến nghị Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam xem xét cho nhóm nghiên cứu được tiếp tục mở rộng nghiên cứu theo hướng ứng dụng nhằm tạo ra được chế phẩm (thực phẩm bảo vệ sức khỏe) từ dược liệu Râu mèo có khả năng ứng dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh theo hướng chống tiểu đường và đặc biệt là điều trị bệnh Gút. Nếu được xem xét cấp kinh phí để thực hiện theo kiến nghị của nhóm nghiên cứu. Chủ nhiệm đề tài tin tưởng và đảm bảo về cơ hội cao cho sự thành công của đề tài và tạo ra được những sản phẩm có giá trị khoa học cao và có giá trị cho cộng đồng.