Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải cho làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống
Mã số đề tài ĐL0000.02/18-19
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Công nghệ Môi trường
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài độc lập cấp Viện Hàn lâm KHCNVN
Họ và tên Bùi Quang Minh
Chức danh, học hàm, học vị chủ nhiệm TS
Thời gian thực hiện 01/01/2018 - 31/12/2019
Tổng kinh phí 2000 triệu đồng
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ điện hoá nhằm xử lý nước thải của quá trình sản xuất nước mắm tại làng nghề truyến thống đạt quy chuẩn Việt Nam.
- Ứng dụng công nghệ oxy hoá điện hoá đề xử lý và chế tạo thiết bị xử lý nước thải của quá trình sản xuất nước mắm với quy mô công suất 200 L/giờ.
- Xây dựng các quy trình vận hành để ứng dụng thử nghiệm và chuyển giao tại cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc.
Kết quả chính của đề tài
+ Về khoa học: 
- Các nghiên cứu về lựa chọn điện cực cho thấy điện cực Cu/Zn cho kết quả tốt về khả năng xử lý các chất ô nhiễm.
- Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng mật độ dòng cho thấy tại mật độ dòng 30mA/cm2 đạt hiệu quả cao.
- Nghiên cứu cho thấy tại PH8 cho kết quả tối ưu.
- Nghiên cứu chế tạo thành công thiết bị Điện Hóa công suất 200L/giờ,  kết quả tại cường độ dòng 25A đạt QCVN/11.2015-BTNMT cột A.
- Đề tài đã giúp ba sinh viên bảo vệ thành công  khóa luận hệ đại học.
- Hệ thiết bị Điện Hóa được chấp nhận đơn giải pháp hữu ích.
+ Ứng dụng: 
- Hệ thiết bị có trọng lượng nhẹ, tính linh động cao, chiếm diện tích nhỏ, dễ dàng vận hành phù hợp cho các hộ cá thể làng nghề sản xuất nước mắm có nồng độ NaCl cao.
Những đóng góp mới

Chế tạo thành công hệ thiết bị xử lý nước thải nước mắm cho làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống với công suất 200lit/giờ ứng dụng phương pháp Oxi Hóa Điện hóa. Hệ thiết bị có nhiều ưu điểm vượt trội như không sử dụng hóa chất, không tạo bùn, không ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ bên ngoài.

Kiến nghị

Do đề tài có tính ứng dụng thực tiễn cao rất phù hợp cho xử lý nước thải chứa hàm lượng NaCl cao đặc biệt như nước thải sản xuất nước mắm vì vậy cần: 
- Cần mở rộng quy mô thử nghiệm công nghệ trên đối với nước thải ô nhiễm công suất lớn. 
- Nghiên cứu và triển khai ứng dụng cho nhiều loại nước thải(Dệt nhuộm, chăn nuôi, sinh hoạt) chứa thành phần ô nhiêm hữu cơ cao. 
-  Nghiên cứu về thời gian cần thiết để xử lý, năng lượng có sẵn tránh tiêu hao điện lưới( điện mặt trời, điện gió)

Ảnh nổi bật đề tài
1593669788599-82.2020Buiquangminh.jpg