Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu sàng lọc các hoạt chất có hoạt tính chống oxi hóa mức độ tế bào từ rong biển và vi sinh vật cộng sinh trên rong
Mã số đề tài VAST06.06/17-18
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Khoa học và Công nghệ biển (VAST06)
Họ và tên Trần Thị Hồng Hà
Chức danh, học hàm, học vị chủ nhiệm TS
Thời gian thực hiện 01/01/2017 - 31/12/2018
Tổng kinh phí 600 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài Phân lập các hoạt chất từ rong biển và vi sinh vật cộng sinh trên rong theo định hướng hoạt tính chống oxi hóa (yếu tố ROS) trong tế bào ung thư gan Hep-G2.
Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:
+ Đã thu thập và xác định vị trí phân loại của 10 mẫu rong biển dựa vào đặc điểm hình thái học; Đã chiết và sàng lọc hoạt tính chống oxi hóa của 10 loài rong.
+ Đã phân lập được 68 chủng vi khuẩn và 76 nấm đã được phân lập (47 nấm sợi và 29 nấm men) từ 10 loài rong trên. Đã chiết tách và sàng lọc hoạt tính chống oxi hóa của 144 chủng VSV phân lập được.
+ Đã phân loại 10 vi sinh vật có hoạt tính chống oxi hóa, gồm 8 nấm và 2 vi khuẩn.
+ Xác định cấu trúc hóa học của 6 chất có hoạt tính chống oxi hóa từ rong mơ lá dày (2 hợp chất: fucosterol và chondrillasterol) và nấm Chaetomium globosum (4 hợp chất: ergosterol; 2,6-dihydroxy-3,4-dimethylbenzaldehyde; daucosterol, ergosterol peroxide)
+ Đã xác định hoạt tính chống oxi hóa của 5 hoạt chất từ rong và vi sinh vật ở mức độ tế bào học (sử dụng tế bào HepG2).
Về ứng dụng:  Xác định được một số loài rong thực phẩm có giá trị chống oxi hóa tốt gồm (rong sụn, bắp sú, nho, mơ lá dày). Hơn nữa, đã chỉ rõ rong mơ lá dày có 2 hoạt chất là fucosterol và chondrillasterol có giá trị y dược tốt chữa nhiều loại bệnh. Về vi sinh vật, nấm Chaetomium globosum có giá trị trong y dược, nông nghiệp, công nghệ sinh học, đặc biệt, xác định được chất 4 chất, trong đó có daucosterol, ergosterol peroxide có giá trị sử dụng trong y học.

Những đóng góp mới

Đã thử nghiệm hoạt tính chống oxi hóa của 10 loài rong thực phẩm phổ biến tại Khánh Hòa, trong số đó, có 1 loài có hoạt tính quét gốc tự do. Lần đầu tiên thử nghiệm hoạt tính chống oxi hóa mức độ tế bào, sử dụng đo huỳnh quang của các hợp chất phân lập từ rong và vi sinh vật cộng sinh trên rong. Từ đó, xác định được các hợp chất tinh sạch có hoạt tính từ rong: (i) fucosterol, (ii) chondrillasterol;  và từ nấm: (i) 2,6-dihydroxy-3,4- dimethylbenzaldehyde, (ii) ergosterol, (iii) daucosterol.

Ảnh nổi bật đề tài
1590718763658-32.2020.jpg