Tên đề tài |
Nghiên cứu tạo chế phẩm tự nhiên từ một số loài rong biển (macroalgae) Việt Nam sử dụng làm mỹ phẩm - Mã số đề tài: VAST04.05/17-18 |
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) |
Viện Công nghệ Sinh học |
Thuộc Danh mục đề tài |
Hướng Đa dạng sinh học và các hợp chất có hoạt tính sinh học (VAST04) |
Họ và tên |
TS. Ngô Thị Hoài Thu |
Thời gian thực hiện |
01/01/2017 - 01/01/2018 |
Tổng kinh phí |
600 triệu đồng |
Xếp loại |
Xuất sắc
|
Mục tiêu đề tài |
Tạo ra được chế phẩm sử dụng làm mặt nạ dưỡng da từ nguồn nguyên liệu rong biển Việt Nam |
Kết quả chính của đề tài |
- Về khoa học: - Đã sàng lọc được 4 loài rong tiềm năng (Caulerpa lentillifera, Kappaphycus alvarezii, Sargassum crassifolium và Ulva reticulata) trên tổng số 12 loài rong thu thập được. Các loài này có hàm lượng protein, lipit, polysacharide, carotenoid, chlorophyll, vitamin A, C và E đạt cao nhất, có khả năng nuôi trồng được trên quy mô lớn, trữ lượng khai thác lớn, đảm bảo chất lượng làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm.
- Đã xác định điều kiện bảo quản rong nguyên liệu đảm bảo chất lượng là rong tươi được giữ ở - 20oC trong thời gian từ 1 đến 6 tháng (C. lentillifera, S. crassifolium và U. reticulata), từ 1-3 tháng (K. alvarezii).
- Đã xác định điều kiện tạo cao chiết của 4 loại rong biển tiềm năng của Việt Nam là rong được ngâm chiết với nước ấm, khuấy liên tục bằng máy khuấy từ gia nhiệt (150 vòng /phút) trong khoảng thời gian từ 6-12 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc 60oC. Cụ thể, tỉ lệ rong: nước là 5:1 (w/v) đối với loài C. lentillifera; 1:1 (w/v) đối với S. crassifolium; 1:3, (w/v) đối với U. reticulata; và 1:5 (w/v) đối với loài K. alvarezii.
- Đã xác định được hoạt tính sinh học của từng cao chiết và hỗn hợp cao chiết (tỉ lệ 1:1:1:1, w/w/w/w) của 4 loài rong tiềm năng C. lentillifera, K. alvarezii, S. crassifolium và U. reticulata là tác dụng chống oxy hóa, kháng vi sinh vật kiểm định, tăng sinh tế bào, giữ ẩm và giảm hoạt tính tyrosinase. Trong đó, hoạt tính sinh học của hỗn hợp cao chiết của 4 loài là tốt nhất.
- Đã lựa chọn được công thức phối trộn mặt nạ dưỡng da với hỗn hợp cao chiết của 4 loài rong là: nước cất – 59,75%; Blanose CMC 7HOF - 0,5%; sáp nhũ hóa - 7%; Propylene Glycol - 5%; Belsil DM 10 - 4%; Talc JA 24R - 12%; lunamer 42 - 0,5%; chất bảo quản pe 9010 - 0,05%; glycerin -1%, hỗn hợp cao chiết của 4 loài rong biển (5mg/mL) - 5%, beta glucan (từ nấm men) - 5% và vitamin E - 0,2%. Chế phẩm có tác dụng dưỡng ẩm cho da, chống tia UV, chống lão hóa, kháng vi sinh vật kiểm định và làm trắng da.
- Đã xác định được định dạng cream là dạng phù hợp nhất để tạo chế phẩm mặt nạ dưỡng từ rong biển.
- Đã xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm mặt nạ dạng thô với quy mô 5 kg nguyên liệu rong tươi/mẻ đạt hiệu suất cao, dễ thực hiện và có tính khả thi. Hiệu suất trung bình của quy trình đạt 2 kg nguyên liệu rong tươi của 4 loài rong biển nói trên sẽ tạo được 1 kg chế phẩm mặt nạ dưỡng da.
- Chế phẩm kem mặt nạ dưỡng da từ các loài rong biển Việt Nam đã được kiểm nghiệm và đạt yêu cầu về các tiêu chí thử nghiệm cho sản phẩm mỹ phẩm, an toàn cho người sử dụng và được cấp mã số 321/KNM-18 của Trung tâm Y tế dự phòng - Bộ Y tế ngày 25/6/2018.
- Đã ban hành được tiêu chuẩn cơ sở cấp Viện Công nghệ sinh học của chế phẩm SEAWEED CNTCREAM theo quyết định số 659/QĐ-CNSH ngày 9/11/2018.
- Về ứng dụng: - Đã xây dựng thành công quy trình tạo chế phẩm mặt nạ dưỡng da từ các loài rong biển Việt Nam ở quy mô 5 kg nguyên liệu tươi/mẻ có độ ổn định, độ lặp lại và đạt hiệu suất cao, đơn giản và có tính ứng dụng thực tiễn.
- Đã tạo ra được chế phẩm kem mặt nạ dưỡng da từ rong biển có khả năng dưỡng ẩm cho da, chống tia UV, chống lão hóa, kháng khuẩn, làm trắng da có giá thành thấp và an toàn cho người sử dụng.
Một số hình ảnh của đề tài:
|
Những đóng góp mới | - Lần đầu tiên tại Việt Nam đã tạo ra được chế phẩm mặt nạ dưỡng da từ tổ hợp 4 loài rong biển Việt Nam có tác dụng sinh học và tính ứng dụng thực tiễn cao. Chế phẩm mặt nạ dưỡng da này an toàn cho da, thuận tiện sử dụng và có thể được chuyển giao cho các Trung tâm chăm sóc sắc đẹp (Spa). |
Sản phẩm đề tài | - Các sản phẩm nghiên cứu và phát triển công nghệ: - 01 danh mục các loài rong biển có tiềm năng sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất chế phẩm dưỡng da;
- Quy trình tạo chế phẩm mặt nạ dưỡng da dạng thô quy mô 5 kg/mẻ với ưu điểm giá thành thấp, dễ thực hiện và an toàn cho người sử dụng;
- 01 Tiêu chuẩn cơ sở của chế phẩm mặt nạ dưỡng da và hướng dẫn sử dụng chế phẩm
- Các bài báo đã công bố (liệt kê): - 01 bài báo quốc tế thuộc SCIE
- Ngo Thi Hoai Thu, Hoang Thi Lan Anh, Hoang Thi Minh Hien, Nguyen Cam Ha, Lưu Thi Tam, Tran Xuan Khoi, Tran Mai Duc, Dang Diem Hong (2018) Preparation and evaluation of cream mask from Vietnamese seaweeds. Journal of Cosmetic Science, 69: 447-462. November/ December, 2018.
- Dang Diem Hong, Phan Bao Vy, Ngo Thi Hoai Thu, Tran Xuan Khoi, Nguyen Cam Ha, Luu Thi Tam (2018) Evaluation of bioactivities and formualation face mask from Sargassum sp. extract. Academia Journal of Biology, 40(3): 106-112.
- Ngô Thị Hoài Thu, Phan Bảo Vy, Trần Xuân Khôi, Nguyễn Cẩm Hà, Lưu Thị Tâm, Trần Mai Đức, Đặng Diễm Hồng (2018) Đánh giá hoạt tính sinh học và thử nghiệm chế phẩm mặt nạ dưỡng da từ dịch chiết của rong Nâu Padina sp. Báo cáo toàn văn tại Hội nghị Khoa học công nghệ sinh học toàn quốc 2018 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội 26.10.2018. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, trang 212 - 217 (có số ISBN: 978-604-913-759-4).
- Tham gia 01 HN về khoa học tự nhiên dành cho các nhà khoa học trẻ, thạc sĩ và các nghiên cứu sinh trong các nước ASEAN (CASEAN-5) tổ chức tại Đà Lạt ngày 4-7/10/2017 với 01 báo cáo trình bày: Ngo Thi Hoai Thu, Nguyen Cam Ha, Hoang Thi Lan Anh, Dang Diem Hong (2017) Evaluation of hot water extract mixture from seaweed as a source of cosmetic additive. The 5th Academic Conference on Natural Science for Young Scientists, Master and PhD Students from ASEAN Countries (CASEAN – 5). p. 49.
- Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích (liệt kê): - Nhãn hiệu sản phẩm SEAWEED CNTCREAM Kem mặt nạ Rong biển đã được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chấp nhận đơn hợp lệ (QĐ số 68450/QĐ-SHTT ký ngày 28/9/2018.
- Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ): - 2 kg chế phẩm mặt nạ dưỡng da SEAWEED CNTCREAM Kem mặt nạ Rong biển được lưu giữ tại phòng Công nghệ Tảo, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH và CNVN. Chế phẩm này có chất lượng đạt 4,03 % polysaccharide hòa tan trong nước; 0,545 % vitamin C + E và 0,042 % carotenoid (Phiếu kết quả thử nghiệm số 8300/18/QC-PTN HS ngày 10/12/2018 của Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường, Bộ Khoa học và Công nghệ).
- Các sản phẩm khác (nếu có) - Tham gia đào tạo 01 thạc sỹ: Học viên Phan Bảo Vy, khoa Công nghệ sinh học, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), đã bảo vệ thành công ngày 19/9/2018 với nội dung: “Evaluation of Sargassum sp. as ingredients for cosmetic applications”. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Diễm Hồng và TS. Ngô Thị Hoài Thu.
|
Địa chỉ ứng dụng | - Có thể đưa vào sử dụng tại các trung tâm làm đẹp (Spa) của Hà Nội. * Kiến nghị: Kết quả nghiên cứu của đề tài này hoàn toàn có tính mới ở Việt Nam. Các kết quả thu được của đề tài mới chỉ là kết quả bước đầu do đó cần phải được tiếp tục nghiên cứu tiếp một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của 4 loài rong biển được lựa chọn làm nguyên liệu cho mỹ phẩm theo mùa vụ trong năm, nghiên cứu vùng nguyên liệu phù hợp cho sản phẩm mỹ phẩm ở quy mô lớn hơn;
- Cần tiếp tục nghiên cứu về điều kiện bảo quản nguyên liệu rong biển, của sản phẩm để nâng cao khả năng sản xuất được sản phẩm trên quy mô lớn hơn;
- Cần tiếp tục nghiên cứu tạo các dạng sản phẩm mỹ phẩm khác nữa từ nguồn rong biển phong phú của Việt Nam đáp ứng được đặc tính các loại da khác nhau của người Việt Nam.
- Nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất mỹ phẩm từ rong biển của Việt Nam được thị trường chấp nhận.
|