Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu hiện trạng quần thể và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) tại tỉnh Thừa Thiên Huế - Mã số đề tài:VAST.NĐP.01/17-18
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài hợp tác với các ngành và địa phương
Họ và tên TS. Nguyễn Quảng Trường
Thời gian thực hiện 01/01/2016 - 01/01/2018
Tổng kinh phí 1200 triệu đồng, trong đó: - Viện Hàn lâm KHCNVN: 600 triệu đồng- UBND tỉnh Thừa Thiên Huế: 600 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài
  • Đánh giá được hiện trạng và cấu trúc quần thể loài Rồng đất (Physignathus cocincinus) tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Đánh giá được các tác nhân đe dọa đến quần thể của loài Rồng đất trong tự nhiên.
  • Đề xuất giải pháp sử dụng bền vững và xây dựng quy trình nhân nuôi loài Rồng đất quy mô hộ gia đình tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:

  • Hiện trạng quần thể của loài Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế: năm 2016 ghi nhận 58 cá thể, 2017 ghi nhận 339 cá thể, 2018: ghi nhận 425 cá thể ở 11 tuyến suối thuộc 3 huyện: A Lưới, Nam Đông và Phong Điền. Đã đánh giá được cấu trúc quần thể theo giới tính, theo độ tuổi. Đã đánh giá được phân bố của Rồng đất theo độ cao và sinh cảnh tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Đã xây dựng được bản đồ hiện trạng phân bố và bản đồ dự báo vùng phân bố của loài Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng phụ cận theo bối cảnh biến đổi khí hậu đến năm 2070, tỉ lệ 1:100.000. Diện tích vùng phân bố của loài ở thời điểm hiện tại khoảng 2281,73 km2, giảm xuống còn khoảng 1336,95 km2 vào năm 2070.
  • Đã đánh giá được các nhân tố đe dọa dến quần thể loài Rồng đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế gồm săn bắt quá mức và sinh cảnh bị suy thoái do làm đường, khai thác gỗ và lâm sản. Các giải pháp bảo tồn bao gồm: kiểm soát săn bắt Rồng đất, nhân nuôi sinh sản để phục vụ nhu cầu thị trường, bảo vệ sinh cảnh rừng tự nhiên, kiểm soát khai thác gỗ và lâm sản trái phép, có phương án giảm thiểu tác động của các dự án làm đường.
  • Đã xây dựng được quy trình kỹ thuật ban đầu nhân nuôi Rồng đất quy mô hộ gia đình.

Về ứng dụng:

  • Kết quả của đề tài có thể áp dụng trong quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là bảo tồn quần thể Rồng đất ngoài tự nhiên.
  • Quy trình kỹ thuật nuôi có thể áp dụng để nuôi Rồng đất ở trại nuôi hộ gia đình.

Một số hình ảnh của đề tài:

nqtruong1

nqtruong2

Những đóng góp mới

- Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá được hiện trạng quần thể của loài Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Lần đầu tiên xây dựng được bản đồ hiện trạng và dự báo phân bố của loài Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Xây dựng được Quy trình kỹ thuật nhân nuôi loài Rồng đất quy mô hộ gia đình.

Sản phẩm đề tài

Các bài báo đã công bố
- Bài báo trên tạp chí thuộc danh mục SCIE:

  1. Truong Quang Nguyen, Hai Ngoc Ngo, Cuong The Pham, Hoang Nguyen Van, Chung Dac Ngo, Mona van Schingen, Thomas Ziegler (2018): First population assessment of the Asian Water Dragon (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) in Thua Thien Hue Province, Vietnam. Nature Conservation, 26: 1-14, doi: 10.3897/natureconservation.26.21818 (ISSN: 1314-6947).
  2. Nguyen Van Hoang, Ngo Van Binh, Ngo Dac Chung, Nguyen Quang Truong(2018): Diet of the Asian Water Dragon Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 (Squamata: Agamidae) from Thua Thien Hue Province, Vietnam. Russian Journal of Herpetology, 25(3): 189-194 (ISSN: 2503-0189).

Bài báo trong nước:

  1. Ngô Văn Bình, Nguyễn Công Lục, Nguyễn Văn Hoàng, Ngô Đắc Chứng, Nguyễn Quảng Trường (2016): Môi trường sống và phương thức hoạt động của loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Trang 175–180. Báo cáo Khoa học Hội thảo Quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam lần thứ ba. Nxb KHTN và CN (ISBN: 978-604-913-502-6).
  2. Nguyễn Văn Hoàng, Ngô Đắc Chứng, Ngô Văn Bình, Nguyễn Quảng Trường (2017): Hoạt động ngày đêm của loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên, 26(1A): 103-112 (ISSN 1859-1388).

- Đào tạo: 1 Tiến sĩ (Nguyễn Văn Hoàng).
- Sản phẩm khác: Nguồn con giống Rồng đất đang lưu giữ tại thành phố Huế, có thể chuyển giao cho các cơ sởnuôi phục vụ mục đích đào tạo hoặc trưng bày.