Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu các hợp chất chuyển hóa thứ cấp từ một số sinh vật biển của vịnh Nha Trang sử dụng phương pháp chiết bằng CO2 ở trạng thái siêu tới hạn - Mã số đề tài: VAST06. 05/15-16
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Khoa học và Công nghệ biển (VAST06)
Họ và tên TS. Phạm Đức Thịnh
Thời gian thực hiện 01/01/2015 - 01/01/2017
Tổng kinh phí 600 triệu VNĐ
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Tìm kiếm nguồn dược liệu mới có giá trị dược dụng cao từ sinh vật biển của biển Việt Nam nhằm phục vụ sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội và khoa học các tỉnh ven biển Việt Nam.

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:
-  Đã xây dựng được 02 quy trình chiết tách polysaccharide sulfate từ hải sâm và cầu gai bằng việc kết hợp chiết CO2 ở trạng thái siêu tới hạn và thủy phân enzyme và 02 quy trình phân đoạn tinh chế polysaccharide sulfate từ cầu gai và hải sâm. 05 loài hải sâm và 03 loài cầu gai thu ở vùng biển Nha Trang đã được nghiên cứu, hàm lượng của polysaccharide sulfate được phân lập từ hải sâm dao động trong khoảng 3,67% (Holothuria astra) - 6,80% (Stichopus variegatus). Polysaccharide sulfate được phân lập từ cầu gai có hàm lượng dao động từ 2,50% (Tripneustes ventricosus) - 3,10% (Echinothrix calamari sp.)
-  Kết quả phân tích thành phần hóa học cho thấy: tất cả các mẫu PS hải sâm đều có thành phần chính là fucose, glucuronic acid, N-Acetyl galactosamin và sulfate. Trong khi đó fucose và sulfate là hai thành phần chính của PS cầu gai
      + 16 phân đoạn polysaccharide sulfate khác nhau từ hải sâm và cầu gai được thu nhận bằng sắc ký trao đổi anion. Kết quả phân tích thành phần hóa học của các phân đoạn chỉ ra rằng các phân đoạn này được chia thành hai nhóm polysaccharide sulfate là fucan sulfate và fucosylated chondroitin sulfate.
-  Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định thu nhận được: Phân đoạn F3-Hsp từ H. spinifera có hoạt tính với dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2), phân đoạn F3-Ba từ B. argus có hoạt tính với hai dòng tế bào ung thư Hep-G2 và LU-1. Hai phân đoạn F3-Sv từ Stichopus variegatus và F3-Hsp từ Holothuria spinifera có hoạt tính kháng vi khuẩn Gram (-) trên 02 chủng vi khuẩn B. cereusS.aureus.
    +  03 cấu trúc mới của fucan sulfate có hoạt tính sinh học tốt từ 03 loài hải sâm Stichopus variegatus, Holothuria spinifera và Bohadchia argus được giải thích một cách chi tiết, cụ thể như sau:
    + Cấu trúc của phân đoạn F3-Sv từ hải sâm Stichopus variegatus được tạo nên bởi các gốc → 3-α-L-Fucp2(OSO3-)-1 →
   + Phân đoạn F3-Hsp từ hải sâm Holothuria spinifera có cấu tạo bao gồm các gốc α-L-Fucp, α-L-Fucp2(OSO3-) và α-L-Fucp2,4(OSO3-) được liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic 1 →3
   + Cấu trúc của phân đoạn F3-Ba từ hải sâm Bohadschia argus có chứa các đơn vị lặp lại của disaccharide (→ 3-α-L-Fucp2,4(OSO3-)-1 →4-α-L-Fucp2(OSO3-)-1 →)n
Về ứng dụng:

 

 

Những đóng góp mới

- Đã nghiên cứu xây dựng được 02 quy trình chiết tách polysaccharide sulfate từ cầu gai và hải sâm bằng phương pháp chiết CO2 ở trạng thái siêu tới hạn kết hợp với thủy phân enzyme và thiết lập được 02 quy trình phân đoạn tinh chế polysaccharide sulfate từ cầu gai và hải sâm.
- Các polysaccharide sulfate được phân lập từ một số loài động vật biển không xương sống ở vùng biển Nha Trang được nghiên cứu phân tích thành phần hóa học, cấu trúc và hoạt tính sinh học.
- Các kết quả của đề tài góp phần bổ sung các dẫn liệu về thành phần hóa học và cấu trúc của các hợp chất polysaccharide sulfate từ động vật không xương sống biển ở Việt Nam. Đây là những kết quả bước đầu để định hướng cho các nghiên cứu sâu hơn về polysaccharide sulfate từ động vật biển ở Việt Nam.

Sản phẩm đề tài

- Các bài báo đã công bố (liệt kê): 04 bài báo được công bố trong đó 01 bài trên tạp chí quốc gia, 02 bài trong hội nghị quốc gia và 01 bài báo quốc tế thuộc danh mục SCI (International Journal of Biological Macromolecules)
- 04 quy trình (gồm 02 quy trình chiết tách polysacarit sulfate từ Hải sâm và Cầu gai; 02 quy trình phân đoạn tinh chế polysacarit sulfate từ Hải sâm và Cầu gai)
- Các sản phẩm khác (nếu có): hỗ trợ đào tạo 01 thạc sĩ

Kiến nghị

- Nghiên c?u chuy?n hóa polysaccharide sulfate b?ng con ???ng xúc tác sinh h?c (chuy?n hóa b?ng enzyme) ?? t?o ra các s?n ph?m oligosaccharide sulfate m?i có ho?t tính sinh h?c ??c hi?u h?n và m?nh h?n s? d?ng cho m?c ?ích làm thu?c ho?c th?c ph?m ch?c n?ng.
- Nghiên c?u t?o các s?n ph?m th?c ph?m ch?c n?ng có tác d?ng t?ng c??ng s?c kh?e, ng?n ng?a và h? tr? ?i?u tr? ung th? t? ngu?n nguyên li?u h?i sâm ? Vi?t Nam