Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu và định hướng sử dụng hemaggluuinin từ sinh vật biển - Mã số đề tài: VAST06.04/16-17
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Khoa học và Công nghệ biển (VAST06)
Họ và tên TS. Lê Đình Hùng
Thời gian thực hiện 01/01/2016 - 01/01/2017
Tổng kinh phí 600 triệu đồng
Xếp loại Chọn
Mục tiêu đề tài

Nghiên cứu khai thác và sử dụng hemagglutinin từ sinh vật biển nhằm mục đích phát triển hemagglutinin làm tác nhân điều biến miễn dịch và thuốc kháng virus.

Kết quả chính của đề tài

- Về khoa học:
1/ Đã khảo sát hoạt tính ngưng kết hồng cầu của 21 mẫu động vật thân mềm biển. Trong số đó, dịch chiết từ 18 mẫu có hoạt tính ngưng kết với ít nhất một dạng hồng cầu được thí nghiệm. Kết quả cho thấy hai mẫu Tridacna squamosa và Tectus conus có chứa ít nhất một lectin đặc hiệu O-glycan.
2/ Đã khảo sát hoạt tính ngưng kết hồng cầu của 16 mẫu dịch chiết từ bọt biển. Trong số đó, dịch chiết từ 14 mẫu đã có hoạt tính ngưng kết với ít nhất một dạng hồng cầu được thí nghiệm. Kết quả cho thấy rằng dịch chiết từ Stylissa flexibilis, Cinachyrella sp và Axinyssa sp chứa ít nhất một lectin đặc hiệu đường đơn D-galactose hoặc N-acetyl-D-galactosamine.
3/ Đã tinh chế và xác định các tính chất hóa lý, hóa sinh và hoạt tính sinh học của lectin SFL từ mẫu bọt biển S. flexibilis ở Việt Nam
- Lectin là một glycoprotein dạng dime chứa 2 nhóm nhỏ giống nhau có khối lượng phân tử 32 kDa và được nối bởi một cầu nối disulfide với khối lượng phân tử là 64 kDa.
- Hoạt tính ngưng kết hồng cầu của lectin phụ thuộc vào sự có mặt của CaCl2, chỉ ra rằng lectin SFL thuộc họ lectin dạng C (C-type lectin).
- Hoạt tính ngưng kết hồng cầu của lectin bị ức chế mạnh bởi D-galactose, asialo-porcine stomach mucin và asialo-fetuin. Lectin liên kết với các oligosaccharide có nguồn gốc từ N-glycan dạng phức và từ glycolipid có gốc galactose ở vị trí cuối cùng của nhánh.
- Lectin có hiệu ứng phân bào trên tế bào lách chuột và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn V. parahaemolyticus và V. alginolyticus gây bệnh đối với động vật nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, mẫu bọt biển S. flexibilis hứa hẹn là một nguồn lectin mới để ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
- Về ứng dụng: Mở ra hướng nghiên cứu mới về sử dụng hemagglutinin từ sinh vật biển để làm dược liệu hổ trợ tăng cường miễn dịch và phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản. 

Một số hình ảnh của đề tài:

lđhung1

Những đóng góp mới

Lần đầu tiên lectin dạng C từ bọt biển Stylissa flexibilis ở Việt Nam đã được tinh chế, xác định các tính chất hóa-lý, hóa sinh, hoạt tính sinh học và công bố trên thế giới.

Sản phẩm đề tài

- Các bài báo đã công bố (liệt kê)
01 bài báo trên Tạp chí SCI
Le Dinh Hung, Bui Minh Ly, Vo Thi Hao, Dinh Thanh Trung, Vo Thi Dieu Trang, Phan Thi Hoai Trinh, Ngo Thi Duy Ngoc, Thai Minh Quang (2018) Purifcation, characterization and biological effect of lectin from the marine sponge Stylissa flexibilis (Lévi, 1961). Comparative Biochemistry and Physiology, Part B: Biochemistry & Molecular Biology 216: 32 - 38.
01 Bài báo trên tạp chí Công nghệ sinh học
Dinh Thanh Trung, Vo Thi Dieu Trang, Ngo Thi Duy Ngoc, Phan Thi Hoai Trinh, Le Dinh Hung (2017) Haemagglutinin activity of the extracts from some Vietnam marine invertebrates. Tạp chí Công nghệ sinh học (Đã chấp nhận đăng).
Hướng dẫn và đã bảo vệ thành công 01 Thạc sĩ Công nghệ Sinh Học
Đinh Thành Trung. Tên đề tài “Sàng lọc và nghiên cứu thu nhận lectin từ bọt biển”. Quyết định thành lập hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ số 685/QĐ-
ĐHNT ngày 2/8/2017. Bằng Thạc sĩ số 17356, ngày cấp 29/9/2017.

Kiến nghị

- Ti?p t?c m? r?ng nghiên c?u lectin t? sinh v?t bi?n h??ng ??n làm d??c li?u h? tr? mi?n d?ch, kháng virus, ung th? và làm thu?c kháng khu?n trong nuôi tr?ng th?y s?n trong t??ng lai.