Thông tin Đề tài

Tên đề tài Xác định thành phần hoá học của một số cây thuốc tại tỉnh Hà Giang làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng vùng dược liệu tỉnh. Mã số VAST.ƯDCN.05/14-16
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hóa sinh biển
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài ứng dụng KHCN
Họ và tên PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt
Thời gian thực hiện 01/01/2014 - 01/01/2017
Tổng kinh phí 3.200 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Làm rõ thành phần hóa học của 11 cây dược liệu tại tỉnh Hà Giang và xây dựng được phương pháp sắc ký vân tay áp dụng đánh giá chất lượng các dược liệu này

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:
1.    11 mẫu dược liệu Hà Giang đã được thu thập, giám định tên khoa học và lập tiêu bản, bao gồm:
-    Tam thất Panax pseudoginseng Wall.
-    Đảng sâm Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson
-    Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora (Thunberg) Haraldson
-    Huyền sâm Scrophularia ningpoensis Hemsl.
-    Đỗ Trọng Eucommia ulmoides Oliv.
-    Xuyên khung Ligusticum striatum DC.
-    Ô đầu Aconitum carmichaelii Debeaux.
-    Thảo quả Amomum aromaticum  Roxb.
-    Đương qui Nhật Angelica acutiloba (Siebold & Zucc.) Kitag.
-    Đan sâm Salvia miltiorrhiza Bunge.
-    Bạch truật Atractylodes macrocephala Koidz.
2.    Báo cáo về thành phần hoá học của 11 mẫu dược liệu trên gồm bộ dữ liệu phổ và cấu trúc hoá học của 88 hợp chất sạch trong đó có 12 hợp chất mới:
-    6 hợp chất saponin từ mẫu Tam thất.
-    9 hợp chất trong đó có 03 hợp chất mới từ mẫu Đảng sâm.
-    11 hợp chất từ mẫu Hà thủ ô đỏ trong đó có 02 chất mới.
-    7 hợp chất từ mẫu Muyền sâm.
-    12 hợp chất từ mẫu Đỗ trọng
-    6 hợp chất từ mẫu Xuyên khung
-    11 hợp chất trong đó có 04 chất mới từ mẫu Ô đầu
-    8 hợp chất từ mẫu Thảo quả
-    6 hợp chất từ mẫu Đương qui Nhật
-    12 hợp chất từ mẫu Đan sâm
-    9 hợp chất trong đó có 3 chất mới từ mẫu Bạch truật
3.    Bộ dữ liệu sắc ký của 11 mẫu dược liệu gồm:
-    Các điều kiện phân tích sắc ký HPLC tối ưu đối với từng mẫu dược liệu.
-    Bộ dữ liệu sắc ký đồ cho 11 mẫu dược liệu và 65 hợp chất sử dụng làm chất chỉ thị đáp ứng được yêu cầu phân tích định tính, so sánh thành phần hoá học cho các mẫu phân tích khác nhau.
-    Bộ đường chuẩn định lượng của 42 hợp chất sử dụng làm chất chỉ thị đáp ứng được yêu cầu phân tích định lượng hoạt chất trong các mẫu phân tích.
4.    12 chất sạch làm chất tham chiếu với lượng trên 100 mg.
Về ứng dụng:
-    Xây dựng được quy trình phân tích đánh giá định tính định lượng thành phần hoạt chất của 11 dược liệu nêu trên.
-    Hàm lượng hoạt chất của các mẫu dược liệu Hà Giang được đánh giá so sánh với các mẫu đang bán trên thị trường góp phần khẳng định chất lượng dược liệu Hà Giang. Nhìn chung mẫu dược liệu Hà Giang có thành phần hoạt chất cao hơn so với các mẫu đang được bán trên thị trường. Có những hoạt chất cao hơn đến hàng trăm lần như chất 2,3,4",5-tetrahydroxystilbene-2-O-β-D-glucoside (THSG) trong mẫu Hà thủ ô đỏ,  Acteosidetrong huyền sâm, Geniposide và Geniposidic acid trong Đỗ trọng.
-    Có được 12 hoạt chất sạch làm chất tham chiếu, mỗi chất > 100 mg.

Hình ảnh đề tài:

ntdat1

ntdat2

Những đóng góp mới

-    Công trình nghiên cứu có hệ thống về thành phần hoá học kết hợp phân tích sắc ký của 11 dược liệu Hà Giang gồm Tam thất, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Huyền sâm, Đỗ Trọng, Xuyên khung, Ô đầu, Thảo quả, Đương qui Nhật, Đan sâm và Bạch truật. Phát hiện nhiều hoạt chất có giá trị dược dụng với hàm lượng cao và nhiều chất mới.
-    Xây dựng được bộ hồ sơ sắc ký HPLC góp phần đánh giá chất lượng 11 dược liệu trên theo chỉ tiêu thành phần hoạt chất.

Sản phẩm đề tài

- Các bài báo đã công bố (liệt kê):  công bố được 01 bài quốc tế, 09 bài báo trên tạp chí quốc gia, 02 bài hội nghị chuyên ngành, tham gia đào tạo 01 NCS và 02 ThS.
- Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ):
+ Quy trình phân tích đánh giá định tính định lượng thành phần hoạt chất của 11 dược liệu. Lưu trữ tại Trung tâm Tiên tiến về hoá sinh hữu cơ, Viện Hoá sinh biển. Các quy trình có thể chuyển giao cho cho địa phương.
+ Bộ 12 hoạt chất sạch làm chất tham chiếu, mỗi chất > 100 mg. Lưu trữ tại Trung tâm Tiên tiến về hoá sinh hữu cơ, Viện Hoá sinh biển.

Địa chỉ ứng dụng

Các trung tâm phân tích kiểm nghiệm dược liệu của tỉnh phục vụ đánh giá chất lượng dược liệu.

* Kiến nghị của chủ nhiệm đề tài:
-    Dược liệu trồng tại Hà Giang có chất lượng tốt chứa nhiều hoạt chất quý. Tình Hà Giang cần có quy hoạch trồng và phát triển cụ thể trên cơ sở các kết quả phân tích thu được từ đề tài. Nhóm nghiên cứu sẽ hỗ trợ đào tạo cán bộ và phân tích thành phần hoạt chất của những dược liệu này để xác định rõ hơn các điều kiện trồng trọt, thu hái, chế biến để đảm bảo tối ưu về thành phần hoạt chất.
-    Các dược liệu Hà thủ ô đỏ, Đỗ trọng, Đan sâm, Huyền sâm có tiềm năng phát triển sản phẩm chăm sóc sức khoẻ. Tập thể nghiên cứu mong muốn được tiếp tục hợp tác với tỉnh Hà Giang để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính sinh học và tác dụng dược lý của những dược liệu này.