Thông tin Đề tài

Tên đề tài “Nghiên cứu công nghệ chiết xuất gelatin chất lượng cao từ vẩy cá biển bằng phương pháp sử dụng enzyme và dung dịch điện hóa hoạt hóa nhằm ứng dụng trong thực phẩm và y dược”. Mã số đề tài VAST.ĐLT.08/16-17.
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hóa sinh biển
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài Độc lập trẻ cấp Viện
Họ và tên TS. Cao Thị Huệ
Thời gian thực hiện 01/01/2016 - 01/01/2017
Tổng kinh phí 500 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

-    Tận dụng nguồn phụ phẩm chế biến cá chưa được sử dụng (vẩy cá) để thu nhận gelatin có độ tinh sạch và chất lượng cao.
-    Hoàn thiện chiết xuất gelatin từ vẩy cá biển quy mô phòng thí nghiệm thông qua việc kết hợp sử dụng enzym và dung dịch điện hóa hoạt hóa đạt 200 g sản phẩm/mẻ.
-    Sản xuất được 1kg gelatin có hàm lượng protein > 90%.

Kết quả chính của đề tài

-    Về khoa học: Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thành công quy trình chiết xuất gelatin từ vảy cá biển quy mô phòng thí nghiệm thông qua phương pháp sử dụng enzym Alcalase® 2,4 L FG kết hợp với dung dịch điện hoạt hóa quy mô phòng thí nghiệm (>200g sản phẩm/mẻ, hiệu suất 14,0-15,2%). Sản phẩm được đánh giá chỉ tiêu cảm quan, thành phần dinh dưỡng cơ bản, thành phần axit amin, sự phân bố khối lượng phân tử, chỉ tiêu vi sinh và một số đặc tính lý hóa quan trọng.
+ Chúng tôi đã tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm tại Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng về hàm lượng protein tổng và các chỉ tiêu vi sinh. Kết quả đạt được như sau: hàm lượng protein (tính theo hàm lượng chất khô) 97,44%. Các chỉ tiêu vi sinh đều đạt yêu cầu, đáp ứng tiêu chuẩn cho gelatin ứng dụng cho thực phẩm và dược phẩm.
-    Về ứng dụng: Quy trình công nghệ chiết xuất gelatin từ vảy cá là cơ sở khoa học, có thể được nghiên cứu trên quy mô lớn hơn để sản xuất và ứng dụng sản phẩm trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.

Một số hình ảnh đề tài:

cthue1

cthue2

cthue3

Những đóng góp mới

Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam trong việc chiết xuất gelatin từ vảy cá biển. Quy trình chiết xuất có hiệu suất cao, tương đương với các quy trình được báo cáo trên thế giới. Sản phẩm có độ tinh sạch cao, chỉ tiêu vi sinh an toàn, có đặc tính lý-hóa tốt, có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

Sản phẩm đề tài

- Các bài báo đã công bố và được chấp nhận đăng:
1. Cao Thi Hue, Nguyen Thi Minh Hang, Karapun M.Yu. (2016). Fish scales as sources of edible gelatin. Journal “Young Scientist”, 23 (127), 103-105 (in Russian).
2. Cao Thi Hue, Nguyen Thi Minh Hang, Le Nguyen Thanh, Karapun M. Yu., Razumovskaya R.G. (2017). Physicochemical characteristics of gelatin extracted from the scales of yellowback seabream Sparus latus Houtuyn. Vestnik of Astrakhan State Technical University, 63 (1): 90-96.
3. Cao Thi Hue, Nguyen Thi Minh Hang, Razumovskaya R.G. (2017) Physicochemical characterization of gelatin extracted from from European perch (Perca fluviatilis) and Volga pikeperch (Sander volgensis) skins. Turkish journal of Fisheries and Aquatic Science, 17: 1117-1125 (SCIE).
- Chuẩn bị 1 bản thảo và đã nộp Tạp chí: Cao Thi Hue, Nguyen Thi Tu Oanh, Nguyen Thi Minh Hang, Le Nguyen Thanh, and Razumovskaya R.G. Characteristics and physicochemical properties of gelatin extracted from scales of seabass (Lates calcarifer) and grey mullet (Mugil cephalus) in Vietnam. Journal of Aquatic Fish Product Technology (SCIE).
- Sản phẩm cụ thể: 01 kg gelatin thu nhận từ vảy cá tráp vây vàng có hàm lượng protein 97,44% được lưu giữ ở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Thuốc – Viện Hóa sinh biển.

Địa chỉ ứng dụng

Công ty TNHH Eco Siberia Việt Nam
Địa chỉ: Số 4, ngõ 152, phố Hào Nam, Phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.