Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu tổng hợp thoái hóa đất, hoang mạc hóa ở Tây Nguyên và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Địa lý
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ thuộc Chương trình Tây nguyên 3
Họ và tên TS. Lưu Thế Anh
Thời gian thực hiện 01/01/2011 - 01/01/2014
Tổng kinh phí 5.250.000.000 đồng (Năm tỷ, hai trăm năm mươi triệu đồng)
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

- Đánh giá được thực trạng và nguyên nhân các dạng thoái hóa đất, hoang mạc hóa và mức độ ảnh hưởng của chúng tới phát triển kinh tế - xã hội;
- Đề xuất được các giải pháp tổng hợp và mô hình sử dụng đất nhằm ngăn ngừa thoái hóa đất và hoang mạc hóa phục vụ phát triển bền vững Tây Nguyên;
- Xây dựng được cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường đất phục vụ quản lý, cảnh báo thoái hóa đất và hoang mạc hóa Tây Nguyên.

Kết quả chính của đề tài

Các kết quả chính của đề tài:
- Về khoa học:
Đề tài đã đạt được các kết quả khoa học chính:
+ Làm rõ được thực trạng tài nguyên đất (số lượng và chất lượng), hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên đất và mức độ thích nghi đất đai cho một số cây trồng chính vùng Tây Nguyên;
+ Phân tích và làm rõ được thực trạng, nguyên nhân của các dạng và các quá trình thoái hóa đất và hoang mạc hóa vùng Tây Nguyên tỷ lệ 1:250.000 và cấp tỉnh tỷ lệ 1:100.000 trên quan điểm địa lý tổng hợp;
+ Thành lập được các bản đồ thoái hóa đất tiềm năng, thoái hóa đất hiện tại, thoái hóa đất tổng hợp và hoang mạc hóa cấp vùng tỷ lệ 1:250.000 và cấp tỉnh tỷ lệ 1:100.000 trên quan điểm địa lý tổng hợp;
+ Cảnh báo được xu thế gia tăng của các quá trình thoái hóa đất và hoang mạc hóa lãnh thổ Tây Nguyên trên cơ sở phân tích tác động của biến đổi khí hậu, các áp lực gia tăng dân số và quy hoạch sử dụng đất các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2020;
+ Đề xuất các giải pháp tổng thể quản lý, cải tạo phục hồi đất nhằm ngăn ngừa thoái hóa đất và hoang mạc hóa phục vụ phát triển bền vững Tây Nguyên. Trong đó, có các mô hình quản lý sử dụng đất bền vững cho nhà nước và địa phương;
+ Xây dựng hoàn chỉnh bộ cơ sở dữ liệu GIS về tài nguyên và môi trường đất cấp vùng tỷ lệ 1:250.000 và cấp tỉnh tỷ lệ 1:100.000 trong phần mềm ArcGIS, đáp ứng yêu cầu cập nhận dễ dàng và khai thác phục vụ quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển bền vững.
- Về ứng dụng:
Kết quả của đề tài cung cấp những cơ sở khoa học cập nhật mới nhất để các địa phương tham khảo và sử dụng phục vụ xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hợp lý nhằm ngăn ngừa thoái hóa đất và hoang mạc hóa trong chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững.

55.2015luutheanh

 55.2015luutheanh1

Những đóng góp mới

+ Đã làm sáng tỏ thực trạng tài nguyên đất; hiện trạng và nguy cơ gia tăng các quá trình thoái hóa đất và hoang mạc hóa các tỉnh vùng Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, đề xuất được các giải pháp tổng thể quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu và gia tăng nhu cầu sử dụng đất.
+ Góp phần hoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu thoái hóa đất và hoang mạc hóa trên quan điểm địa lý tổng hợp nhằm quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên đất;
+ Góp phần thực hiện trách nhiệm của Việt Nam khi tham gia Công ước chống hoang mạc hoá của Liên Hợp quốc.

Sản phẩm đề tài

- Các bài báo đã công bố (liệt kê):

55.2015luutheanh2
55.2015luutheanh3

- Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ):

55.2015luutheanh4
55.2015luutheanh5
55.2015luutheanh6
55.2015luutheanh7

- Các sản phẩm khác (nếu có):
Đề tài đã đào tạo 02 thạc sĩ khoa học và 03 nghiên cứu sinh (trong đó có 01 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án).

Địa chỉ ứng dụng

Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bàn giao cho Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và UBND 05 tỉnh Tây Nguyên phương phục vụ công tác quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững.