- Về khoa học: + Đã tổng hợp và đánh giá được một cách tương đối đầy đủ và khách quan các kết quả nghiên cứu mới của các đề tài thuộc các lĩnh vực KHTN, KHCN và KHXH sau hơn hai năm thực hiện Chương trình TN3, qua đó nêu được một bức tranh tổng thể về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh của Tây Nguyên sau hơn 25 năm đổi mới trên cơ sở đánh giá thực tế và cách tiếp cận phát triển bền vững; + Bước đầu xây dựng các bộ cơ sở dữ liệu thống nhất về nền địa lý, một số dạng tài nguyên thiên nhiên cơ bản của Tây Nguyên (đất, nước, khoáng sản, rừng), các dữ liệu về kinh tế, xã hội, môi trường được cập nhật mới (đến 2013) và được quản lý trong các chương trình tiên tiến, thuận tiện cho khai thác sử dụng và cập nhật; + Đã có những phát hiện mới về nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên của Tây Nguyên (về một số loài sinh vật mới, về chủng loại và số lượng một số khoáng sản, về thay đổi, biến động tài nguyên nước và khí hậu-thời tiết...). Nghiên cứu và xây dựng thành công một số quy trình công nghệ có tính đột phá ứng dụng được trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực (cây công nghiệp, rau và hoa, chăn nuôi bò và heo rừng) và khai thác khoáng sản đặc thù của Tây Nguyên (xử lý bùn đỏ trong khai thác quặng bô xít). + Bước đầu tạo được các luận cứ khoa học để đề xuất mô hình và chính sách phát triển dựa trên lợi thế và giá trị đặc thù vùng Tây Nguyên, đề xuất các mô hình và chính sách quản lý phát triển mang tính toàn diện, thống nhất, gắn với đặc thù văn hóa và phong tục tập quán của vùng Tây Nguyên. Đồng thời, đã bước đầu đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề vướng mắc có tính cơ bản trong phát triển bền vững Tây nguyên. - Về ứng dụng: + Đã tổng hơp và đánh giá các nhiệm vụ khoa học công nghệ hoàn thành giai đoạn thử nghiệm mô hình, sản xuất thử nghiệm “pilot” trên thực tế ở Tây Nguyên có kết quả tốt, có khả năng ứng dụng vào phát triển kinh tế và xã hội, có thể chuyển giao để triển khai ứng dụng tại Tây Nguyên. Đây là những kết quả hứa hẹn tiềm năng của Chương trình Tây Nguyên 3 đóng góp thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, ổn định an ninh xã hội cho vùng Tây Nguyên. + Nhiệm vụ đã đánh giá các kết quả về công nghệ đáp ứng các yêu cầu của thực tế Tây Nguyên trong nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giải quyết các vấn đề nóng về thiên tai (tai biến địa chất, lũ lụt, hạn hán); phát triển các công nghệ mới nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và hướng tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững đối với các cây công nghiệp và nông nghiệp chủ lực của Tây Nguyên (chè, cà phê, hạt tiêu, điều, ngô,...) cũng như phát triển chăn nuôi chất lượng cao (bò sữa cao sản, heo rừng). Một số quy trình công nghệ và mô hình thực tế đã được đánh giá là đủ điều kiện chuyển giao cho triển khai thực tế của Tây Nguyên. + Các đề xuất/kiến nghị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hôi cho Tây Nguyên trên cơ sở các kết quả nghiên cứu được tổng hợp sau hơn hai năm triển khai Chương trình đã được kịp thời gửi đến phục vụ công tác tổng kết năm 2014 và chuẩn bị kế hoạch 2016-2020 của Ban chỉ đạo Tây Nguyên và các địa phương. |