Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu hiện tượng phun bùn, đánh giá khả năng sử dụng chúng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở khu vực Ninh Thuận- Bình Thuận” Mã số: VAST05.03/14-15.
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Địa chất
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Khoa học trái đất (VAST05)
Họ và tên TS. Bùi Văn Thơm
Thời gian thực hiện 01/01/2014 - 01/01/2016
Tổng kinh phí 600 triệu đồng
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

- Làm sáng tỏ nguyên nhân, cơ chế của hoạt động phun bùn trong khu vực
- Khoanh vùng dự báo sự phát triển hiện tượng phun bùn
- Làm rõ khả năng sử dụng bùn phun phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Kết quả chính của đề tài

* Về khoa học:
       - Các vị trí phun bùn phân bố thành một dải, trùng với đới dập vỡ kiến tạo kéo dài theo phương ĐB- TN từ Cam Ranh– Ninh Thuận– Bình Thuận. Mỗi một vị trí phun bùn đều có nhiều các ụ bùn phun, trong đó khu vực Nhị Hà có quy mô lớn hơn cả gồm 44 ụ bùn phun trên diện tích 0,3 km2.
    - Vật liệu bùn phun gồm bùn, sét lẫn cát sạn nằm ở độ sâu dao động từ 5- 18m, trong đó bùn sét có chứa thành phần bentonit kiềm với hàm lượng thay đổi từ 20- 75%, Vật liệu bùn phùn có nguồn gốc phong hóa từ đá gốc ở xung quanh (như ở Tà Lương, Lợi Hải, Nhị Hà) và có nguồn gốc tích tụ trầm tích hoặc tái trầm tích (như ở Cam Thịnh Đông, Vĩnh Hảo và Nha Mé).
    - Hiện tượng phun bùn là do hoạt động nội sinh (địa chất, hoạt động đứt gãy kiến tạo) kết hợp với hoạt động ngoại sinh (khí hậu, địa chất thủy văn, địa mạo). Giai đoạn đầu của quá trình phun bùn là do nước dưới đất làm hóa lỏng các vật liệu bùn, sét ở dưới sâu, sau đó dưới áp lực của dòng chảy ngầm đã đẩy dòng vật liệu bùn, sét và cả thành phần hạt thô theo các khe nứt và đứt gãy lên trên bề mặt địa hình, khi lên bề mặt địa hình, vật liệu bùn sét bị mất nước do bốc hơi, khô lại tạo nên các ụ bùn có độ cao từ 0,5- 1,0m.
    - Khu vực có khả năng phun bùn cao tập trung thành một dải lớn phương ĐB-TN và trùng với đới đứt gãy Cam Ranh- Tuy Phong cùng phương, đây là nơi có điều kiện thuận lợi để tồn tại các vật liệu bùn, sét chứa bentonit và có sự hoạt động tích cực của đứt gãy kiến tạo tạo nên các các đới dập vỡ đất đá cao, điều kiện cần để tạo kênh dẫn dòng bùn, sét đi lên trên.
    - Vật liệu bùn phun ở tất cả các vị trí trên có thể ứng dụng tốt trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Công Nghiệp, nông nghiệp, y tế. Mà cụ thể là làm các dung dịch khoan, bùn dưỡng da, phụ gia nuôi trồng thủy sản, phụ gia nông nghiệp và bùn khoáng được sử dụng trong lĩnh vực tắm ngâm du lịch và có tác dụng tốt trong chữa bệnh, phục hồi và sức khỏe.  

* Về ứng dụng:
Kết quả của đề tài có thể đưa vào ứng dụng phục vụ cho khai thác, đánh giá chất lượng và sử dụng vật liệu bùn, sét đối với các ngành công nghiệp, nông nghiệp và y tế.

bvthom

Những đóng góp mới

- Lần đầu tiên xác định được nguyên nhân, cơ chế động lực phun bùn khu vực Ninh Thuận- Bình Thuận
- Khoanh vùng dự báo khả năng sự phát sinh, phát triển phun bùn khu vực Ninh Thuận- Bình Thuận
- Đánh giá chất lượng và khả năng sử dụng vật liệu bùn phun

Sản phẩm đề tài

- Sơ đồ hiện trạng phun bùn khu vực Ninh Thuận- Bình Thuận, tỉ lệ 1/100 000       - Sơ đồ khoanh vùng, dự báo phát triển hiện tượng phun bùn khu vực Ninh Thuận-Bình Thuận, tỉ lệ 1/100 000.
   - Bộ số liệu đo đạc, phân tích
   - Báo cáo tổng kết đề tài
- Các bài báo đã công bố:
01 Báo cáo hội nghị khoa học kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Địa Chất-Viện Hàn lâm KHCNVN.
01 Bài báo bằng tiếng anh trên tạp chí các khoa học về trái đất.
01 Bài báo Quốc tế trên tạp chí Địa chất tài nguyên và Công trình