Thông tin Đề tài

Tên đề tài Đánh giá tiềm năng dầu khí thuộc dải ven biển châu thổ Sông Hồng trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc địa chất sâu bằng tổ hợp các phươngpháp địa vật lý. Mã số đề tài:VAST06.01/15-16
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Địa chất và Địa vật lý biển
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Khoa học và Công nghệ biển (VAST06)
Họ và tên TS. Hoàng Văn Vượng
Thời gian thực hiện 01/01/2015 - 01/01/2016
Tổng kinh phí 600 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

-  Xây dựng mô hình cấu trúc kiến tạo-điện trở suất-mật độ khu vực ven biển châu thổ Sông Hồng để đánh giá đặc điểm đới thấm dưới sâu của thạch quyển và sự di chuyển các dòng vật chất trong đó;
-  Xác định mối quan hệ của cấu trúc sâu và địa động lực với sự hình thành tài nguyên khoáng sản trong thạch quyển của dải ven biển châu thổ Sông Hồng;
-  Đánh giá tiềm  năng khoáng sản dầu khí trên khu vực nghiên cứu.

Kết quả chính của đề tài

-    Về khoa học: đề tài đã nghiên cứu và áp dụng một hệ phương pháp xử lý phân tích tài liệu địa vật lý phi địa chấn trong công tác dự báo và đánh giá  tiềm năng dầu khi dải ven biển.                             
-    Về ứng dụng:  Kết quả của đề tài là những định hướng quan trọng trong tác  khảo sát tìm kiếm thăm dò, dự báo và đánh giá tiềm năng dầu khi dải ven biển.

hvvuong

Những đóng góp mới

Lần đầu tiên thành lập được một sơ đồ các khu vực có tiềm năng dầu khí trên khu vực nghiên cứu theo tài liệu trọng lực, từ tellur, địa chấn.

Sản phẩm đề tài

-     Các bài báo đã công bố (liệt kê):
               1. V. M. Nikiforova, G. N. Shkabarnyaa, b, A. Yu. Zhukovina, V. B. Kaplunc,
                   N. A. Palshind, I. M. Varentsove, Do Huy Cuong, Phung Van Phach,
                   Hoang Van Vuong, and S. S. Starzhinskya. Vertical Disturbance Systems in
                   the Tectonosphere Geoelectrical Section in Petroliferous Domains of
                   Sakhalin Island (Russia) and Gulf of Tonkin (Vietnam): Evidence from
                   Magnetotelluric Sounding. Published in  Journal of Pacific Geology, 2016.
                   Vol. 35, No. 6, pp. 3–15.
               2. Nguyen Kim Dung , Do Duc Thanh, 2016.  
                   Using the analytic signal method of gravity gradient tensor (GGT) to  
                   determine the location and depth of the faults in the Pre-Cenozoic basement  
                  rocks of the Red River trough. Vietnam Journal of Earth Sciences Vol 38 (2)
                  143-152, 20
    3 . Trần Văn Khá, Hoàng Văn Vượng. CẢI TIẾN THUẬT TOÁN TÍNH GRADIENT
           NGANG CỰC ĐẠI  XÁC ĐỊNH BIÊN CẤU TRÚC DỊ THƯỜNG ĐỊA CHẤT VÀ HỆ
          THỐNG ĐỨT GẪY THEO TÀI LIỆU TRỌNG LỰC. (đã gửi đăng trên TC KH&CN
        biển, có xác nhận của tạp chí).  
           -    Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích (liệt kê)
-    Các sản phẩm cụ thể: Lưu trữ tại Viện Địa chất và  Địa vật lý biển, Trung tâm
     thông tin tư liệu – VHLKH&CN Việt Nam:
        +  5 Mặt cắt cấu trúc sâu mật độ - điện trở suất khu vực nghiên cứu; tỷ lệ
            1:200.000    
         +  2 Bản đồ mặt móng kết tinh và móng trước Kainozoi; tỷ lệ 1:200.000    
         +  1 Sơ đồ chuyển dịch vật chất các khu vực có tiềm năng dầu khí theo các  
            dấu hiệu địa vật lý sâu; tỷ lệ 1:200.000    
         +  1 Sơ đồ phân vùng cấu trúc tiềm năng dầu khí; tỷ lệ 1:200.000    
         +  1 Cơ sở dữ liệu địa vật lý khu vực dải ven biển châu thổ Sông Hồng.
          -     Các sản phẩm khác (nếu có): bổ sung 3 mặt cắt cấu trúc sâu mật độ-điện trở
                 suất trên khu vực nghiên cứu. Tỷ lệ 1:200.000

Địa chỉ ứng dụng

Địa chỉ đã áp dụng, hoặc đề nghị áp dụng: Sản phẩm của đề tài sẽ chuyển giao cho các viện nghiên cứu, trường đại học và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
* Kiến nghị của chủ nhiệm đề tài: tiếp tục nghiên cứu chi tiết ở tỷ lệ 1:100.000  trên khu vực Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh để làm sáng tỏ hơn các cấu trúc tiềm  năng dầu khí.